xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thoải mái xâm hại di tích

Khải Minh - Ca Linh

Xâm hại di tích lịch sử, văn hóa tại Vĩnh Long ngày càng phổ biến trong khi chính quyền địa phương làm ngơ, không có giải pháp khắc phục

Di tích cửa hữu thành Long Hồ tọa lạc ngay điểm giao nhau giữa đường Hoàng Thái Hiếu và đường 19-8 (phường 1, TP Vĩnh Long) là một trong những nơi được người dân ngưỡng mộ, tham quan hằng ngày. Thế nhưng, thời gian qua, nơi đây đã được cho thuê để mở quán cà phê.

“Cà phê di tích”

Thành Long Hồ hay thành Vĩnh Long được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đây là thành trì và là trụ sở chi phối về quân sự, kinh tế, văn hóa cả khu vực miền Tây Nam Kỳ thời bấy giờ. Sau khi bị Pháp chiếm đóng, thành bị phá hủy, chỉ còn lại một cây đa và một ngôi miếu nhỏ ở cửa hữu. Trong thời kỳ chiến tranh, cây đa bị lụi tàn, sau đó từ thân cây mẹ mọc lên cây con và phát triển tươi tốt cho đến ngày nay.

Năm 2000, di tích cây đa cửa hữu được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa. Sau khi phục dựng lại cửa hữu cùng nhà bia và được khánh thành vào năm 2008, di tích này được xem là một địa điểm tham quan du lịch của tỉnh Vĩnh Long.

Sau khi Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Vĩnh Long bàn giao di tích về cho TP Vĩnh Long và UBND phường 1 quản lý thì nơi đây đã cho một cán bộ của Công an phường 1, TP Vĩnh Long (nay đã chuyển về làm trưởng công an một phường khác) thuê mở quán cà phê. Bên hông di tích, chủ quán cho đặt bàn ghế tràn ra sát lối dẫn lên nhà bia lưu niệm. Các loại dù che, lưới... được giăng khắp nơi rất bát nháo.

Bà Lê Thị Nghiêm, một người dân ngụ phường 1, bức xúc: “Chúng tôi lấy làm lạ vì một di tích ghi dấu ấn lịch sử của cha ông, được sửa sang đẹp đẽ lại để cho người khác mở quán”. Khu vực này suốt ngày bị án ngữ bởi một đội ngũ xe ôm và bán vé số. Bên hông cửa đầy rác không ai dọn dẹp và cũng chẳng thấy người trông coi di tích.

 

Quán cà phê bên trong di tích cửa hữu thành Long HồẢnh: Ca Linh
Quán cà phê bên trong di tích cửa hữu thành Long HồẢnh: Ca Linh

 

Tương tự, di tích cấp quốc gia Văn Thánh Miếu Vĩnh Long (phường 4, TP Vĩnh Long), bên trong tuy được dọn dẹp sạch sẽ nhưng phía bên trái cổng vào lại có một quán nước mọc lên.

Chiếm làm nhà riêng

Miếu Võ Long Hồ (tại khóm 6, phường 4, TP Vĩnh Long) được công nhận di tích cấp tỉnh vào tháng 12-2000 nhưng hiện bị một hộ dân lấn chiếm rồi ở luôn. Vừa bước vào cổng, thấy đôi vợ chồng đang phơi một loại hạt trước sân miếu, chúng tôi hỏi: “Muốn vào tham quan di tích thì đi đường nào”, người vợ cất tiếng: “Nơi đây là chỗ chúng tôi ở, muốn gì thì tìm người quản lý”. Tuy nhiên, tìm khắp nơi đây chúng tôi không thấy người quản lý đâu, di tích đóng cửa im ỉm.

Trước kia, ngôi miếu này có diện tích hơn 1 ha nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 1.600 m2. Do đất rộng, không ai quản lý nên nhiều hộ dân mặc sức lấn chiếm. Ban quản lý di tích có gửi đơn thưa kiện mấy năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Cách đó không xa, di tích lịch sử cấp tỉnh Nghĩa Trũng Miếu (ở ấp Tân Hạnh B, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ) cũng chung cảnh ngộ. Đây là nơi chôn các tướng sĩ thành Vĩnh Long tử trận khi đánh Pháp vào các năm 1862 và 1867, hiện đã bị UBND xã trưng dụng làm... sân bóng đá.

Về thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Vĩnh Long, cho biết: “Các di tích cấp tỉnh, quốc gia nằm trên địa bàn TP do Ban Quản lý di tích cấp tỉnh (thuộc Sở VH-TT-DL) quản lý. Hiện chưa có cơ chế phối hợp giữa UBND TP và ban quản lý để xử lý”.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Long, ông Nguyễn Xuân Hoanh, sở chỉ nhắc nhở, chấn chỉnh những nơi này sao cho việc mua bán kinh doanh không ảnh hưởng đến di tích chứ không quyết định về sự tồn tại của quán cà phê trong khu di tích. “Di tích sau khi xây dựng đã bàn giao cho địa phương quản lý về mặt đất đai nên địa phương có thể cho thuê mặt bằng để có nguồn duy trì hoạt động cho người trông coi, quản lý di tích” - ông Hoanh nói.

 

Phân lô, bán nền

Di tích Vạn Huê Đường hay người dân Vĩnh Long quen gọi là chùa Minh Sư, nơi thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long hiện nay là một bãi đất hoang tàn. Nơi đây chỉ còn trơ lại những chân cột đổ nát và ngôi mộ của bà Ngô Thị Hạnh, trụ trì cuối cùng của chùa Minh Sư.

Ông Ngô Hào Hiệp, cháu đời thứ mười của dòng họ Ngô, gọi ông Ngô Văn Hóa (người lập ra Vạn Huê Đường) bằng ông cố, than thở: “Mảnh đất này đã thuộc sở hữu cá nhân, không còn là đất hương hỏa của dòng họ Ngô nữa. Người ta đang chuẩn bị phân lô, bán nền nên việc mất di tích này trong nay mai là điều không tránh khỏi”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo