xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực thi pháp luật phải nghiêm

Phạm Hồ ghi

Sai phạm phải được xử lý đến nơi đến chốn, không vị nể bất cứ ai, giáo dục ý thức cộng đồng thường xuyên... là những điều cần làm để chấn chỉnh trật tự xã hội

ÔNG LÊ MINH TIẾN (GIẢNG VIÊN XÃ HỘI HỌC):

Ý thức không tự nhiên mà có!

Việc lớn nhất hiện nay là nhiều người không phân biệt giữa không gian riêng và không gian công cộng nên họ mới có những ứng xử nơi công cộng giống như khi ở nhà, tức giống như khi ở không gian riêng của họ. Vì thế, trước hết chúng ta cần phải làm sao để người dân phân biệt được không gian riêng và không gian công cộng. Khi đó họ mới có thể ứng xử như những người văn minh.

Để giúp cá nhân có được ý thức tốt nơi công cộng, điều trước tiên trong gia đình mỗi người phải được nhắc nhở, uốn nắn về những việc được và không được làm ngay từ khi còn nhỏ. Bên cạnh gia đình thì môi trường học đường cũng là nơi xây dựng ý thức công cộng cho công dân. Nếu nhà trường chỉ lo dạy kiến thức khoa học mà không chú ý đến dạy cách ứng xử, cách suy nghĩ đầy đủ cho học sinh thì thật khó để các em có được cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp khi đến tuổi trưởng thành.

Cần xây dựng nếp sống, nếp suy nghĩ biết tôn trọng từng việc nhỏ, không gian công cộng ngay từ khi còn bé thì chúng ta mới hy vọng có được những công dân tương lai biết ứng xử tốt nơi công cộng, biết tôn trọng luật lệ, tôn trọng người khác.

 

 

Mỗi lần kẹt xe, nhiều người tìm cách chạy lên vỉa hè khiến giao thông càng rối loạnẢnh: HOÀNG TRIỀU
Mỗi lần kẹt xe, nhiều người tìm cách chạy lên vỉa hè khiến giao thông càng rối loạnẢnh: HOÀNG TRIỀU

 

ÔNG TRẦN ĐÌNH (TP HCM):

Truy trách nhiệm người đứng đầu

Ý thức tôn trọng các chuẩn mực ứng xử nơi cộng đồng không tự dưng mà thành. Ý thức này phải được rèn giũa qua các quy định của xã hội và sự nghiêm khắc của pháp luật.

Nhìn vào số người chết vì tai nạn giao thông ở nước ta bất cứ ai cũng phải giật mình. Thế nhưng, những người có trách nhiệm, những cơ quan liên quan đến vấn đề này bao năm qua hầu như chẳng bị xử lý. Thậm chí, họ còn được khen thưởng hằng năm.

Một bác sĩ ở TP HCM lái xe gây tai nạn chết người bị kết án 7 năm tù. Trong khi một cán bộ của một tỉnh lân cận lái xe trong lúc say rượu gây chết người lại được miễn truy tố vì đã nhanh chóng bồi thường cho gia đình nạn nhân cả tỉ đồng. Một cô gái tát CSGT bị phạt tù nhưng một CSGT đánh người vi phạm dù điều tra từ ngày này qua ngày khác cũng không có kết luận...

Những vụ việc trên minh chứng một điều: Thực thi pháp luật chưa nghiêm và không công bằng. Từ đây, nhiều người sẽ xem thường việc tôn trọng pháp luật và họ tìm cách để có lợi cho mình nhất dù việc đó gây hại cho người khác. Họ sẽ nghĩ rằng pháp luật có thể “tranh thủ” được qua quen biết, vị thế xã hội...

Tại công ty của tôi, nhiều bộ phận hay bị mất cắp và xả rác bừa bãi. Chỉ có một bộ phận luôn được công nhân giữ gìn sạch sẽ, không bị mất cắp. Sau khi tìm hiểu thì được biết người đứng đầu bộ phận này quy định nghiêm khắc: khu vực nào xả rác, mất cắp sẽ kỷ luật tổ trưởng tại khu vực đó. Vi phạm đến lần thứ ba bị đề nghị cho thôi việc. Quản lý xã hội cũng thế, pháp luật phải nghiêm và truy được trách nhiệm của người đứng đầu.

HỒ HIẾU NGHI (GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN):

Bớt hô hào, làm việc thực chất

Tại sao ở Singapore người dân không xả rác, không hút thuốc nơi công cộng, tuân thủ tuyệt đối luật giao thông? Đơn giản là không ai dám. Bởi khi vi phạm sẽ nhanh chóng bị phạt và phạt rất nặng.

Ngược lại, ở ta, những vi phạm trên rất ít khi bị phạt và mức phạt cũng chả bõ bèn gì. Hằng ngày, những hành vi vi phạm cứ diễn trước mắt mọi người nên thật khó tạo được ý thức gìn giữ đối với cộng đồng. Thậm chí, người tuân thủ những chuẩn mực ứng xử còn bị dè bỉu và lạc lõng trong số đông.

Chúng ta không nghiêm khắc trong việc thực thi pháp luật nhưng lại “thừa hơi” để hô hào, làm việc theo phong trào. Qua vài tháng, một số trường học đưa cả mấy trăm sinh viên đi nhặt rác ở công viên hoặc tổ chức cho học sinh cổ động tuân thủ luật giao thông... Băng rôn treo đầy các ngã tư, hô hào thực hiện từ an toàn thực phẩm cho đến chống bạo hành phụ nữ, ngược đãi trẻ em... nhưng thực tế có mấy tác dụng?! Những vấn đề trên, pháp luật đã có quy định rất rõ. Ai vi phạm cứ xử lý đến nơi đến chốn chính là cách giáo dục, tuyên truyền tốt nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo