xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc hứa một đằng làm một nẻo

NHÓM PHÓNG VIÊN

Tiếp tục phản đối lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, bao gồm cả khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam, do Trung Quốc vừa ngang nhiên áp đặt, trái với những nội dung đã cam kết

Ngày 20-5, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Viết Nhiên - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (QH) - cho biết: “Chúng tôi theo dõi sát sao việc xây dựng, mở rộng các đảo ở Trường Sa của Trung Quốc và báo cáo đầy đủ tình hình cho Chính phủ”.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động cùng ngày, ông Hà Huy Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, nói: “Giải pháp đối phó với Trung Quốc cần được bàn bạc thật kỹ nhưng việc Trung Quốc đang làm là vi phạm chủ quyền Việt Nam, trái với luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận giữa các nước ASEAN và Trung Quốc cũng như trái với thỏa thuận Việt Nam - Trung Quốc. Vì vậy, căn cứ vào tình hình từng thời điểm mà đưa ra quyết định, biện pháp cụ thể”.

 

Tàu cá của ngư dân tỉnh Phú Yên chuẩn bị ra khơi đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Ảnh: HỒNG ÁNH
Tàu cá của ngư dân tỉnh Phú Yên chuẩn bị ra khơi đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Ảnh: HỒNG ÁNH

 

Về việc Việt Nam và Trung Quốc gần đây có các cuộc gặp cấp cao để nâng cao hơn nữa sự hợp tác nhưng Trung Quốc lại đồng thời có các hành động đi ngược lại như ồ ạt xây dựng đảo, đặc biệt là cấm đánh bắt cá trên biển Đông, ông Hà Huy Thông cho rằng: “Việt Nam tôn trọng Trung Quốc là nước láng giềng, nước có cùng chế độ XHCN, là một nước lớn nhưng có những việc họ làm không đi đôi với lời hứa. Chúng ta biết là họ cũng cam kết không để tình hình xấu hơn, cái này là điều rất sơ đẳng song hành động của họ thì rõ ràng là làm cho tình hình xấu hơn, trái với thỏa thuận”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Anh Sơn, Phó trưởng Đoàn Đại biểu QH tỉnh Nam Định, thẳng thắn: “Trung Quốc xây đảo với tốc độ rất nhanh, nhanh chóng mặt, ngày càng tỏ rõ dã tâm độc chiếm biển Đông. Họ sẽ làm từng bước, từ gây hấn, làm cho ta bị kích động rồi thực hiện âm mưu chiếm từng phần một của Trường Sa. Điều đó là hết sức rõ ràng... Mình sang thì họ cứ nói những mỹ từ vô cùng tốt đẹp về quan hệ 2 nước nhưng mà họ vẫn cứ hành động một cách rất cá nhân, không phải âm thầm nữa mà ngang nhiên. Họ nói rất hay nhưng làm lại khác”.

Theo ông Hà Huy Thông, trong quá trình bảo vệ độc lập chủ quyền, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. “Chúng ta hoan nghênh mọi biện pháp của các nước đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực, kể cả Mỹ hay bất cứ nước nào cũng đều được hoan nghênh” - ông Thông bày tỏ.

 

Lệnh cấm không có giá trị

Lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc áp đặt kể từ 12 giờ ngày 16-5 đến 1-8-2015, phạm vi áp đặt từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, hoàn toàn không có giá trị với Việt Nam.

Chúng tôi đã có văn bản gửi các tỉnh - thành ven biển, đồng thời đã lên phương án cụ thể để bảo vệ ngư trường truyền thống cũng như hỗ trợ ngư dân ra khơi bình thường; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn và động viên bà con ngư dân vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo khi ra khơi, ngư dân cần phải tổ chức đi theo tổ, đội, nhóm để vừa hỗ trợ nhau trong sản xuất vừa có thể kịp thời giúp đỡ nhau khi có tình huống xấu.

Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư

Thực chất là bành trướng

Từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đã ngang nhiên đơn phương đưa ra quy định cấm đánh bắt cá bất hợp pháp trên biển Đông nhằm áp đặt “chủ quyền tự nhiên” của họ đối với vùng biển này mà thực chất là thực hiện ý đồ bành trướng và xâm lược mang tên “đường lưỡi bò”. Hiện tại, lệnh cấm đánh bắt cá này nhằm tạo ra một “không gian tự do” để các lực lượng hải cảnh, hải giám, ngư chính của Trung Quốc phủ sóng kiểm soát ở vùng biển mà họ cho là “ao nhà” của họ. Và xa hơn, Trung Quốc đang tạo dư luận để “đánh lạc hướng” Việt Nam và cộng đồng quốc tế nhằm tập trung thời gian hoàn thiện việc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông.

Việt Nam cần tăng cường lực lượng tàu thực thi nhiệm vụ trên biển nhằm bảo vệ ngư dân khi bị phía Trung Quốc uy hiếp, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm sản xuất trên vùng biển chủ quyền; các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách khai thác cá biển để đạt hiệu quả cao, bền vững, qua đó khẳng định một cách mạnh mẽ về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

PGS-TS Trần Nam Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển và đảo, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM

Không thể tùy tiện

Việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm bắt cá lên một phần biển Đông không phải vấn đề mới và cũng không gây bất ngờ. Bắc Kinh từ lâu đã tìm cách gây ảnh hưởng và cố gắng kiểm soát hành động của các bên liên quan trong tranh chấp. Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, họ ngày càng muốn các nước khác “tôn trọng” lợi ích của mình.

Sự phản đối kiên quyết của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc là tất nhiên. Trung Quốc nên tìm cách giải quyết vấn đề đánh bắt cá với Việt Nam và các bên liên quan khác chứ không thể tự tiện áp đặt theo cách riêng của mình. Đòi hỏi bức thiết đối với các nước thành viên ASEAN là phải hợp tác chặt chẽ hơn để đạt được sự thống nhất cao. Điều đó sẽ giúp tăng cường vị thế của nhóm đối với Trung Quốc.

Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo