xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao người tố cáo không đồng ý kết quả xác minh của Công an huyện Châu Đức?

Bài, ảnh: Ngọc Giang

(NLĐO) – Công an cho hay Công ty CP Đông Á Châu Đức không có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản và bắt giữ người trái pháp luật. Tuy nhiên, người tố cáo cho rằng việc xác minh này là vô lý, mâu thuẫn.

Công an huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa có văn bản gửi UBND huyện Châu Đức liên quan đến xác minh vụ việc ông Trần Mẫn (SN 1954, ngụ thôn Quảng Thành, huyện Châu Đức) tố cáo Công ty CP Đông Á Châu Đức (Công ty Đông Á, chủ đầu tư dự án KCN Đá Bạc Châu Đức) bắt giữ người trái pháp luật và tự ý san ủi vườn tiêu khi chưa được bàn giao mặt bằng mà trước đó Báo Người Lao Động đã thông tin.

Theo Công an huyện Châu Đức, quá trình xác minh cho thấy Công ty Đông Á không có dấu hiệu của tội Hủy hoại tài sản và Bắt giữ người trái pháp luật như ông Mẫn đã tố cáo.

Theo xác minh, phía Công ty Đông Á tự san ủi mặt bằng khi đơn ông Mẫn gửi UBND huyện Châu Đức yêu cầu cho tận thu tiêu chưa được giải quyết nên ông Mẫn không đồng ý. Nhưng ông Mẫn đã thương lượng với đại diện Công ty Đông Á hỗ trợ thêm tiền tận thu là 100 triệu đồng, phía công ty chỉ đồng ý 60 triệu đồng. Sau đó ông Mẫn đồng ý giao mặt bằng cho công ty. Ngoài ra khi thi công tại vườn tiêu, ông Mẫn có ôm can xăng dọa tự thiêu nên phía công ty cho người giữ lại, đưa ông Mẫn ra ngoài.

Vì sao người tố cáo không đồng ý kết quả xác minh của Công an huyện Châu Đức? - Ảnh 1.

Vườn tiêu của ông Mẫn bị san ủi, người dân khắp nơi đến hái mang về

Cũng theo xác minh của công an, ông Trần Văn Sâm, đại diện Công ty Đông Á trình bày, do đến thời hạn giải phóng mặt bằng để phát triển dự án nên đã thương lượng nhiều lần để bàn giao mặt bằng nhưng ông Mẫn không đồng ý. Do vậy, ông Sâm cùng công nhân đã đến tiếp tục thương lượng, sau đó ông Mẫn đồng ý nhận 60 triệu đồng và viết giấy giao mặt bằng cho công ty. Trong khi đang thi công thì ông Mẫn đã ôm can xăng dọa tự thiêu và đốt xe nên cho người đưa ông Mẫn đi ra ngoài.

Tiếp tục gửi đơn cứu xét tới các cơ quan chức năng, ông Mẫn cho rằng việc xác minh của cơ quan công an là vô lý và mâu thuẫn, quy chụp. Theo ông Mẫn, nhận được thông tin từ vợ con nhà ông Lê Diễn (cách rẫy ông khoảng 300 mét) báo có người vào san ủi vườn tiêu. Khi chạy về thì chứng kiến ông Sâm cùng người đang san ủi nên kêu gào ngăn cản song đành bất lực. Do hết cách ông mới dùng xăng đổ lên người dọa tự thiêu thì công nhân mới dừng lại. Ông Mẫn không hù dọa đòi đốt xe mà đó chỉ là hành động vu khống. Ông Mẫn cho rằng ông Lê Diễn và gia đình là nhân chứng trong vụ này nhưng không được công an ghi nhận.

Ngoài ra, khi ông Sâm đề nghị trả 60 triệu đồng, ông Mẫn không đồng ý thì bị khóa tay về phía sau rồi đưa đi ra xa hơn 200 mét hơn 2 giờ. Sau đó, ông bị hù dọa nếu không nhận 60 triệu đồng thì sẽ không có đồng nào. Trước tình thế đó, lại có một mình nên ông Mẫn đã phải chấp nhận viết giấy, nhận tiền chứ không có việc ông Mẫn bàn giao mặt bằng rồi vẫn ngăn cản công ty.

Ông Mẫn cũng đề nghị công an cung cấp bản ghi âm lời trình bày bởi không có chuyện ông trình bày với công an rằng viết giấy bàn giao đất, nhận tiền xong lại đi ôm xăng lao vào ngăn cản. Ngoài ra, khi chưa có văn bản bàn giao đất nhưng công ty vẫn tự ý cưỡng chế, phá hoại vườn tiêu.

Vì sao người tố cáo không đồng ý kết quả xác minh của Công an huyện Châu Đức? - Ảnh 2.

Ông Mẫn gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo Công ty Đông Á

Trước đó, theo tìm hiểu của phóng viên, vị trí đất của hộ gia đình ông Mẫn làm dự án KCN Đá Bạc đến thời điểm bị san ủi vườn tiêu (ngày 1-1-2019) vẫn chưa có quyết định giao đất mà chỉ có thông báo về việc bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án, thông báo ký ngày 6-12-2018.

Về quy trình giao đất, sau khi có thông báo bàn giao mặt bằng, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Nếu người có đất không đồng ý giao đất, chính quyền địa phương sẽ vận động, thuyết phục nhiều lần và việc cưỡng chế chỉ là tình huống cuối cùng. Việc cưỡng chế sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, doanh nghiệp không phải là đơn vị cưỡng chế.

Trong khi đó, thời gian này ông Mẫn đã làm đơn xin tận thu tiêu đến tháng 2 âm lịch (2019) kèm một số nội dung khác và UBND huyện đang yêu cầu Trung tâm phát triển quỹ đất giải quyết trước ngày 15-1-2019. Thời hạn giải quyết đơn của ông Mẫn vẫn còn, thì ngày 1-1-2019, công ty Đông Á đã ngang nhiên cho người vào san ủi vườn tiêu của người dân.

Như báo Người Lao Động đã thông tin, trước đó, ông Mẫn có đơn tố cáo gửi báo chí cùng các cơ quan chức năng về việc Công ty Đông Á tự ý cho người cùng máy móc san ủi toàn bộ vườn tiêu (11.000m2 đất) sắp đến kỳ thu hoạch, đồng thời có hành vi khống chế ông Mẫn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo