xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vỉa hè khắp nơi bị "nuốt trọn" (*): Quản lý tốt thay vì dẹp hết hàng quán!

Nguyễn Đăng Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng)

Không gian đô thị sống động của TP HCM có thể có nhiều điều cho thế giới học hỏi và phần lớn sự sống động đó diễn ra trên vỉa hè

Có thể thấy vỉa hè không chỉ mang chức năng đi bộ mà còn tấp nập những quán cóc, người ngồi thư giãn ngắm phố phường… Trên khắp các nẻo, góc nhỏ nhất của TP, không gian công cộng (KGCC) được kết nối với không gian riêng tư bằng những vỉa hè như thế. Đường phố và vỉa hè luôn gắn với nhau, cũng gắn liền với cuộc sống của cư dân TP. Cuộc sống trên đường phố và vỉa hè chưa bao giờ nhàm chán và nó làm cho bộ mặt TP trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Trên cơ sở khảo sát các vỉa hè tại 6 phường trung tâm ở TP HCM, TS Annette Kim, Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho rằng không gian đô thị sống động của TP HCM có thể có nhiều điều cho thế giới học hỏi và phần lớn sự sống động đó diễn ra trên vỉa hè. Các TP trên thế giới đang bối rối với việc quy hoạch và quản lý KGCC như thế nào khi có quá nhiều người nhập cư và các đô thị trở nên đông đúc. Cho tới nay, hầu hết các nhà quy hoạch tập trung vào KGCC hoành tráng như quảng trường. Tuy nhiên, chính những vỉa hè khiêm nhường mới là KGCC quan trọng nhất, nơi mà mọi người sử dụng, gặp gỡ tương tác với nhau hằng ngày. Vỉa hè cũng là nơi giúp rất nhiều người kiếm sống, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội.

Vỉa hè khắp nơi bị nuốt trọn (*): Quản lý tốt thay vì dẹp hết hàng quán! - Ảnh 1.

Vỉa hè đường Học Lạc, quận 5, TP HCM bị lấn chiếm để xe và buôn bán Ảnh: THU HỒNG

"Vỉa hè ở TP HCM còn dạy cho các nhà quy hoạch về chiều thời gian trong quy hoạch KGCC vốn cho phép sự linh hoạt và chia sẻ không gian, đặc biệt là ở những TP chật chội. Tôi mong rằng TP HCM sẽ tổ chức quản lý vỉa hè tốt hơn, phù hợp với văn minh đô thị chứ đừng quét sạch các hàng quán, gánh rong. Mỗi hàng quán, gánh rong chiếm một chỗ khiêm tốn trên vỉa hè là một cuộc đời, thậm chí là nhiều cuộc đời. Có thể nói, vỉa hè TP HCM là KGCC sống động, nhân bản và hợp tác. Thật kỳ diệu khi ta nhìn thấy bao nhiêu phần của cuộc sống có thể được nuôi dưỡng trong KGCC khiêm nhường này. Ta tìm thấy ở vỉa hè TP HCM bình dị những phẩm chất để tạo nên một đô thị sống tốt. KGCC không chính quy lại chính là nơi diễn ra các hoạt động của nền "kinh tế không chính thức", để nâng cao chất lượng sống cho người nghèo đô thị, người nhập cư" - TS Annette Kim viết.

Còn GS Susan Fainstein (Trường Kiến trúc ĐH Harvard - Mỹ) và GS Norman Fainstein (ĐH Connecticut - Mỹ) thì cho rằng ở TP HCM, trên phố có nhiều hoạt động, điều đó là rất tốt. Tuy nhiên, quan trọng là duy trì được nếp sống đó cùng lúc chấp nhận những đầu tư để kinh tế phát triển và cải thiện nó để không hủy hoại TP. Những đường phố có nhiều hoạt động như thế này làm cho TP trở nên thú vị khiến mọi người muốn sống ở đó.

Đường phố và vỉa hè là KGCC chính, là phần quan trọng của TP. Nếu đường phố trông có vẻ thú vị thì TP cũng thú vị và ngược lại, nếu đường phố buồn tẻ thì TP cũng tẻ ngắt. Đường trong TP phục vụ nhiều mục đích hơn việc chỉ lưu thông xe cộ và vỉa hè phần dành cho người đi bộ thì phục vụ nhiều mục đích hơn ngoài việc đi lại của khách bộ hành. Nhà phê bình quy hoạch Jane Jacobs (Mỹ) phản đối việc áp đặt các chính sách để loại bỏ những hoạt động bị coi là không phù hợp với sự phát triển, vì nó ảnh hưởng tới sự đa dạng vốn có của đô thị. Theo bà, tất cả hoạt động đang tồn tại trên một con phố, dù lộn xộn vẫn tạo nên bản ballet đường phố. Và đó là nét cần thiết để tạo ra một TP sáng tạo đúng nghĩa. 

Hài hòa lợi ích các bên

Trong dự thảo về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP HCM (thay thế Quyết định số 74 của UBND TP ban hành năm 2008), do Sở GTVT trình UBND TP ngày 25-7-2018, Sở GTVT đề xuất vỉa hè từ đủ 1,5 m trở xuống sẽ chỉ phục vụ cho người đi bộ. Vỉa hè từ 1,5 m đến dưới 3 m: dành tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ, phần còn lại có thể sử dụng phục vụ làm điểm tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội; điểm trung chuyển vật liệu, phế thải phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình; giữ xe tự quản; điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; xây dựng, lắp đặt các công trình bên trên hè phố; kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa.

Vỉa hè rộng từ 3 m đến dưới 5 m, chức năng được xác định như vỉa hè rộng từ 1,5 m đến dưới 3 m nhưng có thể bố trí sử dụng trông giữ xe 2 bánh có thu phí. Vỉa hè từ 5 m trở lên, chức năng như vỉa hè từ 1,5 m đến dưới 3 m nhưng có thể bố trí sử dụng kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa, trông giữ xe 2 bánh hoặc ôtô có thu phí.

Cũng theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải, tổ chức, cá nhân phải đóng phí khi sử dụng hè phố, lòng đường cho các trường hợp trên. Ngoài giải pháp nêu trên, cần bổ sung các biện pháp khác như: tổ chức tự quản vỉa hè cho từng đoạn phố; lắp camera để quản lý vỉa hè nhằm hài hòa giữa lợi ích của các bên có liên quan thì hiệu quả hơn là chỉ xử phạt, đẩy đuổi, giải tỏa.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo