xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vượt qua khủng hoảng Covid-19 để vươn lên (*): Đột phá từ ngành y tế

Lâm Hoàng

Đầu tư cho tuyến y tế cơ sở và nghiên cứu sản xuất vắc-xin cần được xác định là 2 trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong thời gian tới

Đợt dịch Covid-19 lần 4 đã giúp chúng ta rút ra nhiều bài học trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nói riêng và đối phó với các đợt dịch tiềm ẩn trong tương lai. Trình độ ngành y tế của Việt Nam không thấp so với mặt bằng chung của khu vực nhưng với đại dịch như vừa rồi, chúng ta chưa có sự linh động để kịp thời thích ứng.

Cấu trúc lại hệ thống y tế

Lâu nay, có một thực tế thấy rất rõ nhưng chưa khắc phục được, đó là các bệnh viện tuyến trên luôn quá tải. 

Đơn cử như ở TP HCM, các bệnh viện Chợ Rẫy, Ung Bướu, Nhi Đồng… luôn trong tình trạng một giường có không dưới 2 bệnh nhân, thậm chí có giường bệnh ghép vài 3 bệnh nhân là chuyện thường. Cá biệt, Bệnh viện Ung Bướu có thời điểm bệnh nhân nằm cả dưới sàn, la liệt trên các lối đi.

Ngược với hình ảnh luôn đông đúc, chật chội của tuyến trên thì tuyến huyện, nhất là trung tâm y tế các xã, phường, thị trấn gần như không có bệnh nhân. Để xảy ra tình trạng này, có cả nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân nội tại của ngành y tế.

Vượt qua khủng hoảng Covid-19 để vươn lên (*): Đột phá từ ngành y tế - Ảnh 1.

Cần đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại cho tuyến cơ sở. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

"Cần xây dựng chế độ đãi ngộ đặc thù cho ngành y, không áp dụng chung cho hệ thống cán bộ công chức như hiện nay”.

Ở các trung tâm y tế phường, xã, thị trấn và cả tuyến huyện, đội ngũ y - bác sĩ không đủ độ tin cậy trong mắt người dân nên khi có bệnh, họ dồn về tuyến trên. 

Nghịch lý này vừa làm quá tải hệ thống y tế tuyến trên, vừa lãng phí nguồn nhân lực tuyến dưới, người bệnh và thân nhân chăm sóc thì khổ trăm bề.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các bệnh viện tuyến trên lại càng quá tải, việc phân luồng, tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân hết sức khó khăn. Điều đáng lo hơn là do hệ thống y tế tập trung điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nên không còn đủ nguồn nhân lực để tiếp nhận, điều trị các bệnh khác.

Vì vậy, qua đợt dịch này, ngành y tế cần phải cấu trúc lại hệ thống, thay đổi cách nhìn và cách làm đối với y tế cơ sở. Trước hết, nhà nước cần phải đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại cho tuyến cơ sở, tăng cường đội ngũ bác sĩ giỏi về công tác tại cơ sở.

Tuyến y tế cơ sở phải đủ năng lực, trang thiết bị y tế để đáp ứng điều trị các loại bệnh. Bệnh viện tuyến trên chỉ nên điều trị những ca bệnh quá khó, phức tạp, bệnh lạ mà tuyến dưới không thể điều trị được. 

Đồng thời các bệnh viện này tập trung chuyên môn về chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tuyến dưới chứ không điều trị như hiện nay. Đặc biệt, để xây dựng được hệ thống y tế cơ sở vững mạnh, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ y tế cũng phải tương xứng.

Đầu tư sản xuất vắc-xin trong nước

Qua 2 năm chống dịch, một trong những điều chúng ta rất xót xa là lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ y tế không có một ngày bình yên, không một đêm trọn giấc. Để duy trì được cuộc sống bình thường mới cho người dân trong điều kiện cả thế giới oằn mình chống dịch, việc phủ vắc-xin cho toàn dân là điều phải làm. 

Trong thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực để tìm nguồn vắc-xin, hy vọng đầu năm 2022 sẽ có đủ số lượng tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.

Ngoài việc bảo đảm nguồn vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài, việc đầu tư cho ngành y tế nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước là điều hết sức cần thiết. 

Chỉ khi nào Việt Nam chủ động sản xuất được vắc-xin trong nước mới bảo đảm việc phủ vắc-xin đủ và kịp thời cho người dân. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên đầu tư nghiên cứu sản xuất vắc-xin cho người dưới 18 tuổi.

Việc sản xuất, chủ động nguồn vắc-xin trong nước không chỉ bảo vệ sức khỏe cho người dân trong nước mà còn có thể hướng tới việc xuất khẩu ra nước ngoài, thu ngoại tệ về cho quốc gia. Song song đó, ngành y tế cần nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị Covid-19 như một số quốc gia đang nghiên cứu và thử nghiệm.

Trước mắt để phục vụ cho việc phủ vắc-xin cho người dân, Chính phủ và ngành y tế có thể nghiên cứu nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin từ các quốc gia và các hãng dược đã sản xuất thành công vắc-xin. Đây cũng là cách để tiếp cận công nghệ sản xuất vắc-xin của khoa học y tế thế giới.

Với thị trường trong nước gần 100 triệu dân, ngành y tế sản xuất loại hàng hóa đặc biệt phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là xu thế tất yếu trong điều kiện thế giới đối mặt với những thách thức từ các loại dịch bệnh nguy hiểm.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 18-10

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo