xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xã hội hóa để tăng công viên, cây xanh

Tôn Thất Thọ

Để công viên, cây xanh được phát triển theo đường hướng đúng, xã hội hóa đầu tư công viên là việc cần thiết và cần phải làm

Cũng như nhiều đô thị trên thế giới, với tầm cỡ một TP quốc tế như TP HCM, công viên trong TP luôn phản ánh về sự phát triển xã hội, đồng thời thể hiện bộ mặt của một TP văn minh và hiện đại.

Nguyên nhân thiếu hụt công viên, cây xanh

Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 6-1-2010, tổng diện tích cây xanh trên toàn TP khoảng 6.259 ha, tương ứng với chỉ tiêu quy hoạch đất cây xanh khoảng 6,3 m2/người.

Trong khi đó, theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng TP HCM, toàn TP hiện có 508,561 ha đất công viên với 405 công viên, bao gồm các công viên công cộng và công viên trong khu ở. Với hơn 508 ha đất công viên, chỉ tiêu đất công viên công cộng của TP HCM đạt bình quân 0,55 m2/người (trên quy mô dân số 9 triệu người) - khá thấp so với tiêu chuẩn chung của một TP hiện đại - văn minh và còn thấp hơn nhiều so với quy hoạch được phê duyệt.

Có thể nói công viên và hệ cây xanh công cộng của TP HCM thiếu hụt nghiêm trọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. TP HCM có lượng dân số tăng cơ học nhanh, trong khi tốc độ phát triển mảng xanh lại rất chậm. Thêm vào đó, thời gian qua, quy hoạch các khu dân cư rất manh mún, giao cho nhà đầu tư làm và thường làm trong các khu đất nhỏ, khiến mức độ phủ xanh chuyên nghiệp hầu như không có. Chưa kể, có tình trạng nhiều khu dân cư xây dựng mới đã bỏ hoang phần đất làm công viên, trồng cây xanh nhưng không bị nhắc nhở, chế tài. Thậm chí có nơi, nhà đầu tư khi xây dựng khu dân cư đã cắt bớt diện tích đất lẽ ra dành cho công viên để xây dựng các cơ sở kinh doanh nhằm trục lợi. Ngoài ra, do "tấc đất tấc vàng" nên việc một địa phương dành khuôn viên đất lớn làm công viên, trồng cây xanh là điều xa xỉ.

Cuối cùng, nguồn kinh phí để làm công viên hiện nay phần lớn trông chờ vào ngân sách nhà nước, mà ngân sách thường được ưu tiên phân bổ cho các nhu cầu cấp bách hơn như hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện, hạ tầng xã hội thiết yếu...

Xã hội hóa để tăng công viên, cây xanh - Ảnh 1.

Công viên Tao Đàn, một trong những công viên lớn ở TP HCMẢnh: Hoàng Triều

Có đường có cây, có đất có công viên

Để công viên, cây xanh được phát triển theo đường hướng đúng, xã hội hóa đầu tư công viên là việc cần thiết và cần phải làm.

Có nhiều phương thức để thực hiện. Chẳng hạn, chính quyền TP có thể đưa ra các phương án như: điều chỉnh quy hoạch tăng tầng cao, mật độ và dân số ở các khu đất gần với công viên, sau đó mời nhà đầu tư đấu giá để thực hiện dự án. Nhà đầu tư phải làm dự án kết hợp với thực hiện công viên cây xanh công cộng để giao lại cho các cơ quan quản lý. Hoặc nhà nước điều chỉnh quy hoạch, dành một phần đất quy hoạch công viên công cộng giao cho nhà đầu tư xây dựng công trình trong vài chục năm, với điều kiện nhà đầu tư phải đầu tư diện tích công viên còn lại. Sau khi hết hạn, nhà đầu tư đập bỏ công trình, trả đất để nhà nước tiếp tục làm công viên cây xanh.

Ngoài ra, còn có phương án khá hiệu quả khác. Chẳng hạn, khi thực hiện xây dựng tòa nhà Vincom Center Tower, do nhu cầu phát triển, nhà nước quy hoạch cục bộ, giảm diện tích quy hoạch cây xanh để quy hoạch thành đất thương mại dịch vụ. Nhà đầu tư được giao đất thương mại dịch vụ có nghĩa vụ làm diện tích công viên, cây xanh còn lại.

Bên cạnh đó, cần phải cải thiện dần tình trạng phân bố mảng xanh không đồng đều trên địa bàn các quận nội thành. Quan trọng là cần gắn kết với các chương trình chỉnh trang đô thị của TP HCM như: cải tạo kênh rạch, mở rộng đường, xóa bỏ khu dân cư lụp xụp, di dời các cơ sở công nghiệp, chợ đầu mối để trồng cây xanh, tạo ra những khoảng không đầy bóng mát. Tận dụng tối đa diện tích và không gian đô thị để phát triển thêm diện tích mảng xanh công cộng theo phương châm: "Có đường có cây, có đất có công viên", đó cũng là cách nhằm mở rộng diện tích công viên hiệu quả.

Với những công viên hiện hữu, cần kiên quyết giải tỏa, di dời các công trình sử dụng sai mục đích, trả lại diện tích mảng xanh công cộng, tạo sự thông thoáng, không gian mở, tạo điều kiện rộng rãi cho nhân dân vào vui chơi, thư giãn. Chú trọng việc nâng cao ý thức cộng đồng cùng tham gia công tác bảo vệ, phát triển hệ thống công viên cây xanh đô thị thông qua các hoạt động giáo dục, tuyên truyền vận động để toàn xã hội cùng chung tay thực hiện. Mặt khác, cần xử lý nghiêm mọi hành vi xâm hại đến hệ thống công viên cây xanh đô thị.

Trước thực tế ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề, phát triển cây xanh là việc cấp bách. Vì vậy, TP HCM cần biến đề án thành những công trình cây xanh thực thụ. Trong đó, phải cần sự quyết tâm, cương quyết và kỷ luật "sắt" của chính quyền TP.

Nâng cao năng lực quản lý

Cần phải xây dựng cơ chế quản lý nhà nước đối với ngành công viên cây xanh trên địa bàn TP HCM, theo hướng phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi quản lý của các sở - ngành, quận - huyện để tránh tình trạng vừa trùng lắp vừa tản mát như đã có trong thời gian qua. Việc nâng cao năng lực quản lý sẽ mang lại hiệu quả hoạt động và ngành công viên cây xanh mới đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ, năng động của TP.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo