xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh

BÙI THANH TƯƠNG QUAN

Trong các giải pháp phát triển kinh tế biển xanh, cần thiết lập hệ thống những khu bảo tồn biển di động trên vùng biển Việt Nam, nhất là khu vực ngoài khơi gần các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Vùng biển, ven biển và đảo nước ta rất đa dạng về nguồn tài nguyên sinh vật biển, với khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái biển - ven biển điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Tuy vậy, những hệ sinh thái này đang đứng trước các nguy cơ đe dọa và rủi ro ngày càng tăng từ hoạt động phát triển của con người.

Vẫn còn bất cập

Đến nay, cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động mạng lưới 10/16 khu bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù lao Chàm, Lý Sơn, vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc. Sáu khu bảo tồn biển còn lại đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch, đó là: Hòn Mê, Hải Vân - Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết, Cô Tô, đảo Trần.

Theo đánh giá của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), các khu bảo tồn biển ở Việt Nam chỉ dành 1% diện tích bảo vệ nghiêm ngặt, trong khi quy định của thế giới là 30%. Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn diễn ra, cùng với ô nhiễm môi trường biển đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm nhanh nguồn lợi thủy sản tự nhiên và suy thoái các hệ sinh thái biển.

Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh - Ảnh 1.

Xây dựng hồ chắn sóng giúp việc bảo tồn các bãi san hô ở Phú Quý, tỉnh Bình Thuận phát huy tác dụng Ảnh: TUẤN CƯỜNG

Đáng lo ngại là một số khu bảo tồn biển đang là "điểm nóng" do sự phát triển của các cơ sở du lịch thiếu bền vững. Đặc biệt, các hoạt động du lịch trong các khu bảo tồn biển tăng nhanh trong những năm gần đây đã làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa sự đa dạng sinh học.

Bên cạnh những lợi ích thu được trong ngắn hạn, các hoạt động phát triển gần đây đã trở thành mối đe dọa trực tiếp đến số phận của các khu bảo tồn biển. Đó là các hoạt động lấn biển, nhận chìm chất thải, xả thải rác, nước bẩn từ các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị ven biển; việc đánh bắt cá bất hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng một số đảo, khu vực biển trong phạm vi vùng đệm của các khu bảo tồn biển diễn ra trên phạm vi rộng và ở quy mô lớn chưa từng xảy ra trước đây.

Tài nguyên biển ở nước ta hiện bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững; nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi. Theo ước tính, trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Kiên Giang khoảng 40%-60% cỏ biển, 70% rừng ngập mặn đã biến mất và khoảng 12% rạn san hô bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi; 48% rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Diện tích các rạn san hô bị mất tập trung chủ yếu ở những vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung và một số đảo có người sinh sống thuộc quần đảo Trường Sa.

Gắn bảo tồn với Hoàng Sa, Trường Sa

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam yêu cầu lấy phát triển kinh tế biển xanh làm nền tảng. Trong khi về bản chất, kinh tế biển xanh lấy việc bảo tồn "nguồn vốn tự nhiên biển", bao gồm các khu bảo tồn biển với các hệ sinh thái tiêu biểu cần bảo vệ là một nguyên tắc. Do đó, đây chính là cơ hội cho việc phát triển, mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển ở nước ta trong thời gian tới.

Phát triển kinh tế biển xanh phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển. Do đó, việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng, đặc biệt là các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy hải sản phải được kiểm soát chặt chẽ; cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản.

Song song đó, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác, như có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn biển nhằm huy động và sử dụng hiệu quả những nguồn hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy việc thành lập và quản lý các khu vực biển có giá trị quan trọng; nâng cao năng lực và nhận thức, hướng dẫn người dân tại các khu bảo tồn biển chuyển đổi sinh kế...

Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển; tiếp tục mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia, trong đó chú trọng việc bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển.

Đặc biệt, trong các giải pháp phát triển kinh tế biển xanh, cần thiết lập hệ thống các khu bảo tồn biển di động trên vùng biển Việt Nam, nhất là khu vực ngoài khơi gần với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kết nối hệ thống 16 khu bảo tồn biển cố định, các khu bảo vệ san hô, khu dự trữ nguồn lợi hiện có với các khu bảo tồn biển di động mới để hoàn chỉnh hệ thống bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam. 

Bảo đảm sinh kế cho người dân

Hiện nay, tại một số khu bảo tồn biển như: Cù lao Chàm, Hòn Mun, Vườn Quốc gia Núi Chúa..., nhờ áp dụng phương thức đồng quản lý dựa vào cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, xử lý rác thải nhựa mà lĩnh vực du lịch sinh thái đã bước đầu tạo ra thu nhập cho người dân. Chính các hoạt động bảo tồn gắn liền với cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư đã giúp người dân chủ động hơn trong việc tham gia quản lý khu bảo tồn biển.


Mời tham gia cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm"

Từ thành công của cuộc thi viết "Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm" lần 1 năm 2020-2021, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết lần 2 năm 2021-2022 với chủ đề "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm".

Nội dung, phạm vi đề tài:

- Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

- Phản ánh khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.

- Biểu dương tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng... đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

- Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới...

Thể lệ, yêu cầu:

- Là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh...

- Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

- Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử..., tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

- Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo. Ảnh gửi kèm theo bài, không dán ảnh vào bản thảo dự thi.

- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Đối tượng tham gia:

Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được tham gia cuộc thi trên.

Thời gian:

- Nhận tác phẩm dự thi từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Lễ trao giải dự kiến trong tháng 6-2022.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email: chuquyenbiendao@nld.com.vn. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động.

Cơ cấu giải thưởng:

- Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

- Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

- Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

- Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh - Ảnh 4.
Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh - Ảnh 5.
Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh - Ảnh 6.
Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh - Ảnh 7.
Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”: Bảo tồn biển gắn với tăng trưởng xanh - Ảnh 8.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo