xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng

Bài và ảnh: Lê Thị Thu Thanh

Cồn Cỏ là đảo tiền tiêu bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Dấu ấn về đảo Cồn Cỏ là khúc ca vang vọng tinh thần bất tử của người lính đảo

Từ bến Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) nhìn ra phía Đông thấy thấp thoáng một hòn đảo nhỏ, đó chính là Cồn Cỏ.

Chỉ với diện tích 2,5 km2 nhưng đảo Cồn Cỏ án ngữ phần bờ biển Trung Bộ, gần với các tuyến đường hàng hải trong và ngoài nước nên có vai trò quan trọng trong phòng thủ, bảo vệ an ninh, quốc phòng. Nhìn bao quát, đảo Cồn Cỏ như một chiến hạm nằm giữa trùng khơi quanh năm dập dìu sóng vỗ.

Trước khi ra đảo, tôi được nghe kể rằng Cồn Cỏ là một hòn đảo để lại nhiều dấu tích lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ, Cồn Cỏ là một đảo anh hùng. Giặc Mỹ nhiều lần dội hàng tấn bom đạn quyết san phẳng hòn đảo nhỏ này nhưng không thể ngăn ý chí chiến đấu của bộ đội ta. Với tinh thần "thà hy sinh tất cả chứ không để mất đảo, hy sinh đến giọt máu cuối cùng, còn người còn đảo", bộ đội Cồn Cỏ đã đánh hơn 1.000 trận, bắn cháy 48 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến của Mỹ.

Khói lửa chiến tranh đã ngưng tắt hơn 4 thập kỷ nhưng trong lòng người dân lũy thép Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ vẫn chói ngời "ngôi sao lửa" - ngôi sao chân lý, biểu tượng niềm tin và ý chí quật cường của quân và dân nơi đây.

Tôi ước mơ một lần đặt chân đến đảo Cồn Cỏ anh hùng và ước mơ đó đã thành hiện thực. Thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Vì nghĩa tình biên giới, hải đảo" do Tỉnh Đoàn Quảng Trị phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị triển khai, vừa qua, đoàn cán bộ Đoàn Trường THPT thị xã Quảng Trị, trong đó có tôi, đã có chuyến công tác, tham quan, học tập và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ tại Tiểu đoàn hỗn hợp thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện đảo Cồn Cỏ.

Từ cảng cá Cửa Tùng, chiếc tàu chở đoàn chúng tôi tiến ra đảo Cồn Cỏ. Khi tàu vừa cập bến, chúng tôi đã được cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn hỗn hợp chờ đón. Những cái bắt tay nồng ấm thể hiện sự quý mến, gắn bó tình cảm quân dân.

Huyện đảo Cồn Cỏ thành lập theo Nghị định số 174/2004/NĐ-CP ngày 1-10-2004. Thời điểm đó, có 46 thanh niên tình nguyện ra đảo lập nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới nên đảo có tên gọi "Đảo Thanh niên". Giờ đây, sau 18 năm, Cồn Cỏ đã đổi thay và phát triển rất nhanh, số lượng thanh niên lập nghiệp ra đảo ngày càng tăng. Những công trình đã và đang xây dựng bên thềm biển. Ánh sáng điện làm cho Cồn Cỏ rạng rỡ thêm giữa tĩnh mịch bốn bề sóng nước. Trạm viễn thông Cồn Cỏ với cột phát sóng vi-ba cũng đã mọc lên. Những con đường láng xi-măng phẳng phiu chạy ngang, chạy dọc dưới bóng cây xanh mát, ôm lấy trường học, trụ sở các cơ quan Dân Chính Đảng. Hệ thống phát thanh truyền hình huyện đảo ra đời, kịp thời cập nhật tin tức hằng ngày cho người dân trên đảo nhỏ này. Nhà Văn hóa Thanh niên huyện đảo thường tổ chức những cuộc giao lưu giữa tuổi trẻ lập nghiệp với những người lính đảo. Rồi tiếng tập hát của cô giáo trẻ, tiếng bi bô tập nói của các cháu Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba vang vọng giữa biển xanh rì rào sóng vỗ.

Đi một vòng quanh đảo, chúng tôi ngỡ ngàng khi được nhìn thấy những vạt rừng nguyên sinh, cùng bàng vuông, hoa phong ba và đủ loại cây ăn trái như dừa, chuối, đu đủ... do bộ đội trồng. Những tảng đá lớn, bãi san hô càng làm cho hòn đảo này thêm xinh đẹp. Chỉ thế thôi cũng cảm nhận được sự kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo này.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 1.

Cột cờ trên đảo Cồn Cỏ được ví như “cột mốc sống” về chủ quyền

Đời sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt hải sản. Sau mỗi chuyến biển, vào mỗi buổi sáng, hải sản từ những tàu cá lại đổ về cảng cá đảo Cồn Cỏ, mang theo từng mẻ cá, mực, tôm, cua tươi ngon. Chợ cá cảng Cồn Cỏ họp từ sáng tinh mơ luôn ồn ào, tấp nập kẻ bán người mua. Từ trên cao nhìn xuống, những con tàu đang nối đuôi nhau cập cảng, trên khoang chở đầy tôm cá. "Lộc biển" mang về đảo Cồn Cỏ chủ yếu là loại cá nhỏ và trung bình như cá nục, cá sòng, cá thu..., nhưng cũng có tàu chuyển lên những sọt cá, mực lớn. Cảng cá đảo Cồn Cỏ sinh động và tấp nập là thế và nơi đó, tiếng nói cười hòa cùng tiếng sóng biển trong ánh bình minh đón chào một ngày mới.

Với những thế mạnh về cảnh sắc được thiên nhiên ban tặng, trầm tích các nền văn hóa phong phú, Cồn Cỏ đang ngày càng trở mình vươn lên, là miền đất hứa của du lịch Quảng Trị. Cồn Cỏ không chỉ là hòn đảo của lịch sử, mà đó còn là đảo của du lịch, có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp làm say đắm bao người. Tháng 4-2017, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định phê duyệt, công nhận tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 2.

Niềm vui của các đoàn viên thanh niên khi đến tham quan, tìm hiểu về đảo Cồn Cỏ

Cồn Cỏ là đảo tiền tiêu bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chính vì thế, dấu ấn về đảo Cồn Cỏ là khúc ca vang vọng tinh thần bất tử của người lính đảo. Một chuyến đi đã để lại trong tôi nhiều khoảnh khắc đáng nhớ và đặc biệt hơn, tôi đã tận mắt chứng kiến chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bởi Cồn Cỏ là hòn đảo được xây dựng từ máu xương của các thế hệ cha ông.

Và có đến Cồn Cỏ mới thấy sự hy sinh, cống hiến to lớn của những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc thân yêu, bảo vệ từng hòn đá, từng nắm đất xây đảo thấm đẫm bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lính trên đảo này.

Với nhiều người Việt Nam, đảo Cồn Cỏ vẫn luôn là tượng đài nằm trong sâu thẳm trái tim. Hãy đến đây để có dịp cảm nhận về đảo tiền tiêu Tổ quốc, chủ quyền quốc gia và sự thay da đổi thịt của hòn đảo kiên trung này. 

Không chỉ là cuộc mưu sinh, nghề đi biển còn là trách nhiệm của ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ. Nhất là hiện nay, biển Đông luôn biến động bởi sự tranh chấp phi lý, bất hợp pháp của Trung Quốc, thì việc vươn khơi bám biển của ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ càng có ý nghĩa to lớn, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mời tham gia cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm"

Từ thành công của cuộc thi viết "Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm" lần 1 năm 2020-2021, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết lần 2 năm 2021-2022 với chủ đề "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm".

Nội dung, phạm vi đề tài:

- Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

- Thông tin khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của Việt Nam.

- Biểu dương tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng... đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

- Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới...

Thể lệ, yêu cầu:

- Là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh...

- Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

- Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử..., tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

- Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo. Ảnh gửi kèm theo bài, không dán ảnh vào bản thảo.

- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Đối tượng tham gia:

Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được tham gia.

Thời gian:

- Nhận tác phẩm dự thi từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Lễ trao giải dự kiến trong tháng 6-2022.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email: chuquyenbiendao@nld.com.vn. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động.

Cơ cấu giải thưởng:

- Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

- Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

- Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

- Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 5.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 6.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 7.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 8.
Cuộc thi viết về chủ quyền: Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng - Ảnh 9.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo