xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lý Sơn - tượng đài trong tim

Lê Thị Thu Thanh

Với nhiều người Việt Nam, đảo Lý Sơn - nơi cha ông ngã xuống để cắm mốc chủ quyền - vẫn luôn là tượng đài nằm sâu thẳm trong tim

Từ cảng Sa Kỳ, chúng tôi đi tàu cao tốc mới đến được đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Khi tàu khởi hành, trong mỗi chúng tôi đều cảm thấy bồi hồi, háo hức, muốn nhanh chóng đặt chân đến đảo để được khám phá hết vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, được nhìn thấy biển trời bao la, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Nơi cha ông cắm mốc chủ quyền

Huyện đảo Lý Sơn nằm cách xa đất liền khoảng 15 hải lý, đời sống của cư dân ở đảo cũng như cơ sở hạ tầng trong những ngày đầu mới thành lập huyện rất khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng, sau hơn 20 năm, bằng nội lực sẵn có và quan tâm đầu tư của nhà nước, Lý Sơn đã có sự đổi mới, từng bước phát triển.

Huyện đảo này luôn tràn đầy sức sống, nơi có những không gian thoáng đãng, những trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí nhộn nhịp như cửa hàng, hàng quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, chợ đêm…

Lý Sơn - tượng đài trong tim - Ảnh 1.

Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh

Đi một vòng quanh đảo, chúng tôi rất ngỡ ngàng khi được nhìn thấy những ngọn núi còn nguyên sinh, những di tích lịch sử và những cây đặc sản như hành, tỏi, dưa hấu. Ngoài ra, Lý Sơn còn có những tảng đá lớn, những bãi san hô tuyệt đẹp.

Trước khi ra Lý Sơn, tôi được nghe kể rằng nơi đây để lại nhiều dấu tích lịch sử, đánh dấu người Việt đặt chân lên hòn đảo này, cắm mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chủ quyền ấy được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ trai tráng trong những chuyến đi biển không bao giờ trở về.

Trong "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn soạn năm 1776, theo bản dịch của Viện Sử học, có đoạn: "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người ở xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, cùng do đội Hoàng Sa cai quản". Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ra đời từ đó.

Để rõ hơn, chúng tôi tìm đến Nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Bước chân vào nhà lưu niệm, hiện ra trước mắt chúng tôi rất nhiều hình ảnh và hiện vật được phục dựng tái hiện cuộc sống, sinh hoạt của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải với các hiện vật như xơ đay (dùng để sửa chữa khi tàu thuyền bị hỏng), lu đựng nước, thẻ tre, dây mây, chiếu cói…

Đặc biệt, nhà lưu niệm trưng bày rất nhiều bản đồ, tài liệu lịch sử, tranh ảnh liên quan. Trong bản đồ "Nam Việt" - sách "Đại Nam thống nhất toàn đồ", biên soạn vào thế kỷ XIX, có ghi rõ quần đảo Hoàng Sa và vạn lý Hoàng Sa. Đây là những tư liệu quý và bằng chứng để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Hòn đảo của du lịch

Lý Sơn không chỉ là hòn đảo của lịch sử, vì có cụm di tích về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như Đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), cùng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã tồn tại hàng trăm năm qua trên đất đảo. Đình làng An Vĩnh và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nay đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mà đó còn là đảo của du lịch, có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp làm say đắm bao người.

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển đó là Cổng Tò Vò. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Nằm ở thôn Đông, xã An Hải dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, "khoét sâu" vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch.

Lý Sơn - tượng đài trong tim - Ảnh 2.

Hiện vật trưng bày tại Nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Để có tầm nhìn rộng hơn, bao quát toàn bộ đảo Lý Sơn, chúng tôi trèo lên ngọn núi Thới Lới. Từ đây nhìn ra xa là biển cả bao la, đảo Lý Sơn hiện lên giữa muôn trùng sóng biếc. Nhìn về hướng Tây, được ngắm những thửa ruộng hình vuông, trồng hành, tỏi, trông thật bắt mắt. Khi lên đến đây, đứng bên cột cờ Tổ quốc cao vút trên ngọn Thới Lới nhìn ra biển xa, trong tâm tưởng chúng tôi như nhìn thấy đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải Hoàng Sa năm xưa.

Sau những ngày tham quan một vòng quanh đảo, những bước chân không biết mệt mỏi vẫn muốn lôi kéo chúng tôi đi mãi, đi mãi để khám phá hết những vẻ đẹp kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.

Rời Lý Sơn, ấn tượng đặc biệt trong tôi là hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh Thới Lới. Và với nhiều người Việt Nam, đảo Lý Sơn, nơi cha ông ngã xuống để cắm mốc chủ quyền, vẫn luôn là tượng đài nằm sâu thẳm trong tim. 

Nếu ai chưa ghé đảo Lý Sơn, tôi khuyên ghé dù chỉ một lần, để có dịp cảm nhận về đảo tiền tiêu Tổ quốc, chủ quyền quốc gia và sự thay da đổi thịt của hòn đảo này.


Hấp dẫn cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; để mọi tầng lớp nhân dân ý thức được rằng giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển đảo, bảo vệ không gian sinh tồn đời đời của dân tộc Việt là trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết "Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm" năm 2020-2021 với nhiều phần thưởng hấp dẫn.

* Phạm vi đề tài:

- Cung cấp thông tin tư liệu, tài liệu lịch sử khẳng định pháp lý, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam; cũng như góp phần phát triển kinh tế biển, văn hóa biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.

- Cảm nhận về biển đảo; tình yêu đối với biển đảo Tổ quốc Việt Nam.

- Sự hy sinh, không ngại khó, ngại khổ của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển… đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi của Tổ quốc.

- Lực lượng ngư dân có quá trình bám biển lâu dài, không ngại khó, ngại khổ, thậm chí hy sinh tính mạng để ngoài nhiệm vụ làm kinh tế, họ còn là những cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc....

Ban Tổ chức khuyến khích tác giả gửi clip/video kèm bài viết; hội đồng giám khảo xem đây là "điểm cộng" nếu các tác phẩm dự thi có số điểm chấm ngang nhau.

Thể loại: Bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, ghi nhanh...

* Yêu cầu:

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan. Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền.

- Tác phẩm dự thi (bài và ảnh; clip/video) chưa đăng, phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

- Bài đã gửi tham dự cuộc thi viết về "Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm" 2020-2021 do Báo Người Lao Động tổ chức thì không được gửi cho nơi khác, cuộc thi khác.

- Các tác phẩm có liên quan đến tư liệu, tài liệu lịch sử… thì tác giả phải gửi kèm bài viết hoặc trích nguồn, dẫn nguồn.

- Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài báo.

- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

- Tác phẩm dự thi có thể đánh máy vi tính trên một mặt giấy (khổ A4) hoặc gửi qua email, cuối tác phẩm ghi rõ tên tác giả, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng.

- Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo đúng quy định của Báo Người Lao Động.

- Tác phẩm được sử dụng thuộc sở hữu của Báo Người Lao Động; tác phẩm không được sử dụng, Báo Người Lao Động không có trách nhiệm gửi lại cho tác giả.

* Đối tượng dự thi:

- Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

- Đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của báo không được tham gia.

* Thời gian:

- Bắt đầu nhận bài từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 15-5-2021.

- Dự kiến trao giải vào ngày 1-6-2021 (nhân dịp kỷ niệm 2 năm chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển").

* Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

- Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM. Điện thoại: 028.3930 5376 - 0903.343439. Email: chuquyenbiendao@nld.com.vn

- Bài dự thi ghi rõ "Bài dự thi viết về chủ quyền biển đảo trên Báo Người Lao Động".

* Giải thưởng

- Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng;

- Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng;

- Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng;

- Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo