xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông

ThS Hoàng Việt (Giảng viên Trường ĐH Luật TP HCM, nhà nghiên cứu về biển Đông)

Với việc đưa số lượng lớn tàu cá đến đá Ba Đầu, rất có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng "chiến thuật bắp cải" để giành quyền kiểm soát thực tế khu vực này

Những ngày qua, Trung Quốc đang khiến dư luận quốc tế "dậy sóng" khi điều hàng loạt tàu đến gần một bãi đá ngầm trên biển Đông, được gọi là đá Ba Đầu, rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam.

Mưu đồ "tam chủng chiến pháp"

Đá Ba Đầu là một rạn san hô chưa phát triển và không có người ở. Là cấu trúc địa lý ở cực Đông trong cụm Sinh Tồn ở Trường Sa, đá Ba Đầu có vị trí chiến lược và là cơ sở lý tưởng để giám sát và điều động đối với toàn bộ khu vực biển kế cận.

Chính quyền Philippines cho rằng sự hiện diện của lực lượng tàu thuyền này là "một mối quan ngại vì hoạt động đánh bắt cá quá mức và hủy hoại môi trường biển, cũng như có thể gây ra những rủi ro đối với hoạt động đi lại an toàn trên biển".

Vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông - Ảnh 1.

Trung Quốc đưa hàng loạt tàu đến khu vực đá Ba Đầu .Ảnh: MAXAR

Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh cách đây không lâu. Luật này cho phép lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ khí trong một số trường hợp nhất định trong "vùng biển thuộc quyền tài phán" của Trung Quốc. Dĩ nhiên, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và đã bị Tòa án Trọng tài thường trực chính thức bác bỏ năm 2016.

Một số nhà nghiên cứu nhận định đây là một phần trong "tam chủng chiến pháp" của Trung Quốc, tức là Trung Quốc muốn sử dụng "chiến tranh tâm lý, chiến tranh pháp lý và chiến tranh truyền thông" để đạt được mục đích độc chiếm biển Đông mà không cần tới chiến tranh quân sự.

Ngoài ra, để tránh dẫn đến xung đột quân sự (điều sẽ dẫn tới sự tham gia của nhiều cường quốc trên thế giới, có thể gây ra sự bất lợi cho Trung Quốc), Trung Quốc luôn sử dụng các tàu cá giả dạng (hay còn gọi là tàu dân quân biển) cùng với các tàu của hải giám, hải cảnh đâm chìm các tàu cá của ngư dân các quốc gia khác; đồng thời xâm nhập bất hợp pháp và đe dọa tàu cá, tàu thăm dò và khai thác dầu khí của các quốc gia trên khu vực biển Đông, cho dù họ đang hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của họ. Chiến thuật này được các nhà nghiên cứu phương Tây gọi là "chiến thuật vùng xám".

Bảo vệ "đường lưỡi bò" phi pháp

"Chiến thuật vùng xám" liên tục được Trung Quốc thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước trên biển Đông từ năm 2006. Mục đích của những hành động quấy rối đó nhằm thay đổi hiện trạng, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp và gây lúng túng cho các nước trong việc phản ứng.

Cùng với cái gọi là "yêu sách đường lưỡi bò", từ năm 2009, Trung Quốc phát động một "chiến dịch" lớn nhằm tìm mọi cách để bảo vệ tính "chính danh" cho yêu sách phi pháp "đường lưỡi bò". Bắc Kinh luôn từ chối vai trò của các tòa án quốc tế, trong khi ra sức tuyên truyền cho yêu sách phi pháp này.

Bên cạnh đưa ra cách diễn giải riêng về lịch sử và pháp lý, Trung Quốc cũng tăng cường hiện diện trên thực địa thông qua xây dựng hạm đội hải cảnh, cùng với một lực lượng dân quân biển đông đảo. Các lực lượng bán quân sự như trên rất phù hợp với triết lý của "vùng xám": Gây ra đủ căng thẳng, bảo vệ được sự hiện diện của Trung Quốc nhưng lại không đẩy căng thẳng lên mức độ xung đột quân sự để tránh sự can thiệp của các cường quốc khác.

Trong giai đoạn năm 2019-2020, Trung Quốc tiếp tục đe dọa, quấy rối và ép buộc các bên tranh chấp khác trong vùng biển tranh chấp, qua đó ngăn cản các nước này khai thác tài nguyên. Các tàu đánh cá vỏ thép của lực lượng dân quân Trung Quốc liên tục đâm và đánh chìm tàu đánh cá của các bên tranh chấp, phá hoại hoạt động đánh bắt cá hợp pháp. "Chiến thuật vùng xám" đã được Trung Quốc lặp lại ở biển Đông hồi năm ngoái, bao gồm: thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận - huyện bất hợp pháp để kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa; xây trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa; điều đội tàu dọa dẫm và ngăn chặn Malaysia thăm dò, khai thác tài nguyên ngoài khơi.

Bài học từ sự kiện Scarborough

Năm 2012 xảy ra sự kiện Trung Quốc đã sử dụng "chiến thuật vùng xám" mà tướng Trương Triệu Trung của Trung Quốc hay khoe khoang là "chiến thuật cải bắp" để giành quyền kiểm soát trên thực tế Bãi cạn Scarborough từ tay của quân đội Philippines. "Chiến thuật cải bắp" sử dụng nhiều lớp tàu khác nhau: lớp đầu tiên, cho tàu cá xâm nhập (thực chất là tàu dân quân biển giả dạng tàu cá); vòng thứ 2, tàu hải giám, hải cảnh tuần tra, giám sát, hộ tống; vòng thứ 3, sử dụng tàu hải quân đe dọa. Bằng cách này, các tàu của Philippines vốn ít về số lượng và không đủ uy lực nên sẽ không thể vượt qua các lớp tàu để tiếp cận Scarborough. Tướng Trương Triệu Trung còn khẳng định chiến lược này có thể được áp dụng ở các nơi khác mà không cần phải sử dụng đến chiến tranh, thay vào đó chỉ cần "thời điểm thích hợp". "Đối với những hòn đảo nhỏ, chỉ có vài binh lính của các nước đóng quân trên đó, không có thức ăn, thậm chí là nước uống. Nếu chúng ta thực hiện "chiến lược cải bắp", họ sẽ không thể gửi được thực phẩm và nước uống lên các đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong 1 đến 2 tuần, các binh sĩ sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại" - ông Trương bày kế.

Vì vậy, với việc đưa số lượng lớn tàu cá đến đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của Việt Nam, rất có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng "chiến thuật bắp cải" để giành quyền kiểm soát khu vực này. 

Ép buộc các nước từ bỏ chủ quyền

Các nhà nghiên cứu dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng "chiến thuật vùng xám" nhằm đạt được hai mục tiêu: Thứ nhất, nhằm ngăn chặn sự hiện diện của Mỹ và các cường quốc khác ở biển Đông; thứ hai, ép buộc các quốc gia ASEAN trực tiếp liên quan đến tranh chấp phải từ bỏ chủ quyền.

Nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối các hành động hung hăng này của Trung Quốc. Ông Greg Pol-ing, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, nói rằng Trung Quốc cần bị áp dụng các biện pháp trừng phạt do cách hành xử hiếu chiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo