xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá của chung thủy chỉ 3 triệu đồng

Chân Ngôn

Người có vợ, chồng mà không chung thủy sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng, đó là một trong các nội dung của dự thảo lần 4 Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

Chuyện không chung thủy cũng đa dạng và phức tạp. Ảnh: Internet

Chuyện không chung thủy cũng đa dạng và phức tạp. Ảnh: Internet

 

Rất nhiều hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà dự thảo đặt ra bởi chỉ riêng chuyện không chung thủy cũng đa dạng và phức tạp vì đó là đời sống tình cảm của con người.

Quy định của pháp luật ban hành phải đi vào đời sống, có sức mạnh ngăn cản cái xấu, cái ác trong xã hội. Nếu xét theo lý luận căn bản đó thì quy định xử phạt tội không chung thủy từ 1-3 triệu đồng là phá sản ngay từ khi chưa hình thành.

Trước hết, xét về mặt giá trị, 1 triệu, 2 triệu hay 3 triệu đồng là quá nhỏ. Chỉ vài năm nữa thôi, tình cảm con người không trượt giá nhưng đồng tiền trượt giá thì chuyện bỏ ra 1 triệu đồng để nộp phạt vì lỡ không chung thủy chẳng có gì là khó. Nhiều người có tiền, tuy đã có vợ chồng nhưng cố tình “chung sống như vợ chồng với người khác” mà chỉ phạt vài triệu đồng thì chẳng có gì ngăn cản hay răn đe được họ. Đó là lý do phá sản thứ nhất.

Tại sao lại 1-3 triệu đồng? Căn cứ gì để xác định mức độ hành vi để xử phạt 1 triệu, 2 triệu hay 2,5 triệu đồng? Sự không chung thủy là hành vi đạo đức, trong đó có yếu tố tình cảm riêng tư của mỗi người, thậm chí là bi kịch riêng, tâm trạng riêng, làm sao có thể lượng hóa bằng đơn vị đo lường là tiền dễ dàng như vậy. Ai sẽ đứng ra phân xử để áp dụng mức phạt theo quy định của pháp luật? Đó là lý do phá sản thứ hai.

Quy định hành vi vi phạm: “Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ”. Vậy xin hỏi khi “bắt” người vi phạm, đối tượng nói họ “không biết rõ” người mà họ đang sống như vợ chồng đã có vợ hoặc chồng thì xử lý như thế nào? Để tranh cãi cho ra lẽ hay chứng minh người đó “biết rõ hay không biết rõ” còn mất thì giờ chán! Đó là lý do phá sản thứ ba.

Cuối cùng, nhiều người không chung thủy, có nhiều vợ bé, bồ nhí nhưng họ không để cho ông cán bộ phường đi bắt như bắt bán hàng rong. Ngay cả khi bị “bắt” quả tang, xử phạt vài triệu đồng cũng chẳng thay đổi được gì hành vi của họ. Vậy quy định này đề ra hoàn toàn vô ích bởi mục đích của pháp luật không phải là thu tiền phạt mà thay đổi nhận thức và hành vi sai trái của con người.

Đừng ban hành thêm những văn bản quy phạm pháp luật trời ơi đất hỡi cho dân nhờ!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo