xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói về nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm

Tin, ảnh: Trường Hoàng

(NLĐO) - Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X nhiệm kỳ 2015 - 2020, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã dành một lượng thời gian khá dài để nói về dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc thực hiện dự án sẽ không ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người dân Thủ Thiêm. Mặt khác, việc xây dựng nhà hát này cũng là thực hiện theo quy hoạch và không tạo ra gánh nặng đối với kế hoạch xây dựng trường học, bệnh viện của TP HCM.

Theo ông Nhân, trước khi UBND TP trình dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch (tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2), đã có các đợt khảo sát về dự án. Tuy nhiên những thông tin này chưa được chuyển tải đầy đủ nên khi dự án được HĐND TPHCM thông qua, đã có một số ý kiến băn khoăn.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói về nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm - Ảnh 1.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nói về nhà hát 1.500 tỉ đồng

Giải thích cho những ý kiến cho rằng tiền đền bù dành cho người dân Thủ Thiêm chưa có, lấy tiền đâu xây nhà hát, ông Nhân nói việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm, TP đang làm theo quy trình. Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thường trực Thành ủy, UBND TP đã họp nhiều lần và xây dựng giải pháp cho việc này. Sau đó, lãnh đạo TP gặp người dân trao đổi thêm để tìm sự đồng thuận, rồi mới ban hành giải pháp. Tiền bồi thường cho người dân Thủ Thiêm được dùng từ nguồn ngân sách, trong khi đó, tiền đầu tư cho nhà hát là từ nguồn khác (bán đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn, quận 1)... Hai việc này hoàn toàn khác nhau.

Trước thắc mắc nhà hát phục vụ ai, ông Nhân nói hơn 100 năm trước, người Pháp xây dựng Nhà hát TP khi dân số ở đây chỉ khoảng 100.000 người. Còn bây giờ TP có hơn 10 triệu dân, trong đó có 5 triệu lao động, có 30% lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 100.000 người nước ngoài đang sinh sống. Cho nên việc xây dựng nhà hát bên cạnh thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật của người dân, còn là nơi đào tạo, dần dần hình thành nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cho người dân. Ngoài ra, nhà hát dự tính xây có thiết kế tốt, sân khấu rộng, có ghế tốt thì ngoài giao hưởng, ba lê… vẫn có thể biểu diễn các hoạt động văn nghệ khác. Điểm đặc biệt ở nhà hát này là được thiết kế để phục vụ các hoạt động đa năng.

Về lý do tại sao chọn Thủ Thiêm để xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch, ông Nhân khẳng định vị trí này là thực hiện theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ban đầu, TPHCM dự định đặt nhà hát tại Công viên 23-9 nhưng do nơi đây thường xuyên xảy ra kẹt xe, lại là công viên của người dân. Do đó, TPHCM quyết định đưa nhà hát về Thủ Thiêm. Trong khi đó, ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm có các công trình như trung tâm triển lãm, công viên bờ sông, trung tâm tài chính và mới đây TPHCM đề nghị xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, thực hiện dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại đây tạo sự tương thích về quy hoạch.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo