xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất đưa sách giáo khoa vào diện mặt hàng nhà nước định giá

Bảo Trân

(NLĐO)- Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đề xuất bổ sung sách giáo khoa là mặt hàng nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo "quyết định giá cụ thể của từng loại sách giáo khoa".

Chiều nay 19-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Đề xuất đưa sách giáo khoa vào diện mặt hàng nhà nước định giá - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Trình bày dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết dự Luật giá (sửa đổi) đề xuất sách giáo khoa là 1 trong 4 mặt hàng được bổ sung để nhà nước định giá, bên cạnh dịch vụ đường cao tốc do nhà nước đầu tư (giao đơn vị khai thác), hàng hóa, dịch vụ quốc phòng an ninh và dịch vụ vận chuyển phân phối khí thiên nhiên.

Theo dự thảo luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) được giao "quyết định giá cụ thể của từng loại sách giáo khoa" thay vì để nhà xuất bản tự quyết định giá dựa trên mức trần do nhà nước quy định như đề xuất trước đó.

Đại diện cơ quan thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu và giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Cường cho biết cơ quan thẩm tra cũng cho rằng hiện nay có nhiều đơn vị được phép phát hành sách, thị trường có tính cạnh tranh.

Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm và quyền lợi của người dân. Đồng thời, cần kiểm soát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm không để thông đồng giá.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng đồng tình cần đưa sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá và luật giao Bộ GD-ĐT quy định giá trần.

Song ông Nguyễn Đắc Vinh góp ý sách giáo khoa hiện do nhiều đơn vị, nhà xuất bản phát hành, nên để đảm bảo tính thị trường, cạnh tranh, về lâu dài Bộ GD-ĐT cần xây dựng một bộ sách giáo khoa của nhà nước và định giá bộ sách này.

Đề xuất đưa sách giáo khoa vào diện mặt hàng nhà nước định giá - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường

Đáng chú ý, liên quan đến chính sách bình ổn giá của dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết dự thảo luật đã điều chỉnh đưa biện pháp kiểm tra yếu tố hình thành giá để quy định một điều riêng, trở thành một khâu trong quy trình bình ổn giá; đưa biện pháp lập quỹ bình ổn giá trong nhóm biện pháp bình ổn giá có thời hạn để quy định một điều riêng.

Việc này để đảm bảo tính khả thi, tránh phát sinh trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn, thì mới lập quỹ. Đây cũng là cơ sở pháp lý để tiếp tục duy trì công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Quy định như vậy một mặt là để bảo đảm tính khả thi vì theo quy định hiện hành, khi có phát sinh trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cần bình ổn giá mới triển khai lập quỹ, không đáp ứng được tính kịp thời; một mặt là tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục áp dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang được quy định tại Nghị định 83/2014, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 95/2021.

Trên cơ sở đó, dự luật quy định 4 biện pháp bình ổn giá có thời hạn gồm: Điều hòa, kiểm soát cung cầu; các biện pháp về tài chính, tiền tệ; quy định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá; áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách có 2 loại ý kiến về vấn đề cần thiết duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Đa số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc cần thiết phải duy trì quỹ này. Lý do, quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước, khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở thì việc bỏ quỹ hiện tại là chưa phù hợp.

Bởi bối cảnh giá thế giới còn biến động khó lường, với điều kiện chống chịu hiện tại của Việt Nam, khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài (10 ngày) thì trước mắt vẫn cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Thực tế thời gian qua cho thấy khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy vai trò "điều hòa", góp phần giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động của giá, từ đó đã giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống người dân.

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng mô hình Quỹ bình ổn giá xăng dầu để ổn định giá xăng dầu trong nước trong những tình huống biến động khó dự báo.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm; việc điều hành quỹ này đòi hỏi linh hoạt hơn nữa; cần tăng cường trách nhiệm quản lý; tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng, đúng ý nghĩa thực tế.

Nhóm ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì quỹ này không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và nguồn hình thành được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/1 lít).

Nhóm ý kiến này đề nghị thay vì dùng "công cụ" quỹ thì Nhà nước có thể sử dụng công cụ khác như thuế, phí hoặc có biện pháp hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế, ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao. Đây cũng là công cụ điều tiết nhiều quốc gia đang áp dụng.

Cho ý kiến dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhìn nhận Luật Giá hiện hành đã có bước tiến lớn khi chuyển thẩm quyền quyết định giá từ Bộ Tài chính sang các bộ chuyên ngành, như giá xăng dầu, giá điện, giá đất, dược phẩm… Sự chuyển đổi này, theo Chủ tịch Quốc hội, là hợp lý, nhưng thực tế cho thấy các bộ chuyên ngành cũng có lúng túng về công tác định giá. Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo cần rà soát, đánh giá mặt được và chưa được của luật hiện hành để làm cơ sở xây dựng luật mới phù hợp.

Đề xuất "loại" 14 hàng hóa, dịch vụ phải do Nhà nước định giá

Dự thảo Luật giá (sửa đổi) gồm 8 chương, 72 điều (so với Luật hiện hành đã bổ sung 3 chương) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây.

Dự thảo luật đề xuất đưa ra khỏi danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và thực hiện theo cơ chế giá thị trường.

Đó là dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ soi chiếu an ninh; một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do các tổ chức cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán cung cấp (trừ dịch vụ do nhà nước cung cấp).

Thuốc lá điếu sản xuất trong nước; thù lao dịch vụ đấu giá; dịch vụ quy hoạch; thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc; thù lao công chứng; cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng; nước ngầm; dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng; mặt nước; dịch vụ sử dụng khu vực biển cũng được đưa ra khỏi danh mục Nhà nước định giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo