xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội nghị Trung ương 9 sẽ lấy phiếu tín nhiệm ai, như thế nào?

Thế Dũng

(NLĐO)- Hội nghị Trung ương 9 sẽ lấy phiếu tín nhiệm ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định số 262 của Bộ Chính trị nêu rõ cán bộ có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi quy hoạch chức vụ cao hơn, từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì có thể cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ...

Sáng nay, 25-12, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XII (Hội nghị Trung ương 9) chính thức khai mạc và một nội dung đáng chú ý tại hội nghị này là Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương nghiên cứu, thảo luận, xem xét, quyết định đối với nội dung về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026; việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là một chủ trương mới, đúng đắn mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã đề ra, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ.

Quốc hội khoá XIII và khoá XIV đã 3 lần tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI (tháng 1-2015), cũng đã tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI.

Thực hiện chương trình toàn khóa, tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nhằm thăm dò tín nhiệm, qua đó giúp các đồng chí được lấy phiếu tự nhìn nhận lại mình, để điều chỉnh, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đồng thời giúp Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư - là những chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng.

"Bộ Chính trị đề nghị các ủy viên Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nghiên cứu thật kỹ quy định và tờ trình của Bộ Chính trị, các báo cáo công tác của từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thể hiện chính xác chính kiến của mình qua mỗi lá phiếu, góp phần làm cho việc lấy phiếu lần này thật sự dân chủ, khách quan, công tâm, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Hội nghị Trung ương 9 sẽ lấy phiếu tín nhiệm ai, như thế nào? - Ảnh 1.

Hội nghị Trung ương 9 biểu quyết thông qua chương trình hội nghị - Ảnh: Nhật Bắc

Về lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 9 sẽ được tiến hành theo quy định của Nghị quyết 262 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 262).

Về nguyên tắc, việc lấy phiếu tín nhiệm này được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ các cấp.

Lấy phiếu căn cứ trên sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con...

Lấy phiếu tín nhiệm gồm 2 nội dung chính.

Thứ nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, bao gồm lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức; tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình.

Ngoài ra, còn có việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật; uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nội dung thứ hai là năng lực thực tiễn, gồm kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào lĩnh vực được phân công; tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách; kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách; khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.

Bên cạnh đó là kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc; kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.

3 mức tín nhiệm

Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu, theo đó trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư được thực hiện theo các bước: Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.

Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; Ban Kiểm phiếu phát phiếu; các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu.

Sau đó, Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công khai với thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm của hội nghị lấy phiếu tín nhiệm; tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp (cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với cán bộ) và cá nhân cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

"Những cán bộ có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp. Những cán bộ có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác"- quy định của Nghị quyết 262 nêu rõ.

Nghiêm cấm lôi kéo, tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm

Việc lấy phiếu tín nhiệm, sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Kết quả phiếu tín nhiệm đối với cán bộ được công khai trong tập thể lãnh đạo cùng cấp (ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị) và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với chức danh cán bộ đó.

Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Những người có tín nhiệm thấp, tùy theo mức độ sẽ xem xét không quy hoạch chức vụ cao hơn hoặc cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo