xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tài sản không rõ nguồn gốc thì phải thu hoặc chuyển hình sự ngay

Thế Dũng

(NLĐO)- Trả lời chất vấn về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết quan điểm từ đầu của Bộ Tư pháp là tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì phải tịch thu hoặc chuyển sang hình sự ngay, như Trung Quốc và thông lệ nhiều nước đang áp dụng.

Sáng nay, 19-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Tài sản không rõ nguồn gốc thì phải thu hoặc chuyển hình sự ngay - Ảnh 1.

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Ảnh: Nguyễn Nam

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng công tác chuẩn bị các dự án luật quá chậm, ảnh hưởng đến việc thẩm tra của các ủy ban của Quốc hội. Thậm chí có dự án luật chuyển sang vào cuối ngày thứ 6, giao Ủy ban Tư pháp làm trong 2 ngày nghỉ, dẫn đến không đảm bảo tiến độ, chất lượng. Hay có những dự án trình ra lại rất sơ sài, đánh giá tác động chay, chỉ nửa trang, không có số liệu kèm theo.

"Đáng nói có những dự án luật chỉ có 1 phó vụ trưởng ký với đôi ba dòng "lấy vì" là đồng ý, tán thành. Có trường hợp hồ sơ luật chỉ ghi nhận 18/27 thành viên Chính phủ có ý kiến, còn 9 thành viên, trong đó có những bộ quan trọng, không có ý kiến. Thậm chí, có luật không có ý kiến của Bộ Tư pháp"- bà Nga thẳng thắn.

Tiếp mạch này, Chủ nhiệm Lê Thị Nga đặt vấn đề: "Để xảy ra tình trạng đó thì có kỷ luật cá nhân nào không; có bộ trưởng, vụ trưởng hay chuyên viên nào phải chịu hình thức kỷ luật không?".

Tài sản không rõ nguồn gốc thì phải thu hoặc chuyển hình sự ngay - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Xác nhận những phê bình của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp là có trong thực tế, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng có trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành trong việc trình luật chậm, không đảm bảo tiến độ, quy trình. Và trên thực tế, QH đã có phần nghị quyết quy định về việc này, xét về trách nhiệm chính trị thì việc chậm cũng là một yếu tố để QH bỏ phiếu tín nhiệm với các bộ trưởng. Với Chính phủ, quy định cũng tương đối rõ, trong các phiên họp, Thủ tướng yêu cầu rất rõ việc này.

Đồng tình với Chủ nhiệm Lê Thị Nga, ông Lê Thành Long cho rằng cần tiến hành kiểm điểm, nhắc nhở, công bố công khai những việc chậm, văn bản còn nợ. Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ cùng đôn đốc việc này. Đó cũng là nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng.

Tiếp tục chất vấn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đi thẳng vào dự luật rất quan trọng là dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi mà Ủy ban Tư pháp chịu trách nhiệm thẩm tra cũng bị chậm.

Giải trình, Bộ trưởng Lê Thành Long nhìn nhận đây là dự án luật rất khó và thời điểm này thì việc có xem xét để trình ra Quốc hội kỳ họp tới đây (tháng 5-2018) cũng có những ý kiến khác nhau.

"Cụ thể về vấn đề xử lý tài sản tham nhũng có ý kiến đề xuất là với tài sản bất minh, không giải trình được nguồn gốc thì đánh thuế, tới 40%. Đây là quan điểm của Chính phủ và với tư cách một thành viên của Chính phủ, tôi tuân thủ việc này. Nhưng quan điểm từ đầu của Bộ Tư pháp đối với luật này là tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì phải tịch thu hoặc chuyển sang hình sự ngay. Như Trung Quốc và thông lệ nhiều nước đang áp dụng"- ông Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tư pháp cho biết thêm đối với Việt Nam, áp dụng quy định này ngay chưa được mà phải thực hiện quy trình tư pháp về tố tụng, giống như xem xét việc chiếm giữ tài sản mà không có căn cứ.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Trần Quang Chiểu đánh giá cao những nỗ lực của Bộ trưởng Bộ Tư pháp qua 2 năm nhận nhiệm vụ song ông Chiểu băn khoăn về việc thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận bên cạnh mặt tích cực thì Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng bộc lộ một số vấn đề lớn như lập thẩm định về chính sách.

Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào năm 2019 để căn chỉnh cho phù hợp hơn.

"Bộ Tư pháp chủ trương quy định trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình dự án luật"- ông Long khẳng định.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trương Minh Hoàng nêu lên thực tế thời gian qua việc thực hiện chương trình xây dựng luật pháp lệnh chưa được tuân thủ chặt chẽ, nhiều luật được đưa vào, rút ra liên tục và việc này thường xuyên lặp lại. "Vậy trách nhiệm vấn đề này thuộc về ai?"- ông Hoàng chất vấn.

Bộ trưởng Tư pháp khẳng định trước hết là việc xây dựng luật có tiến bộ đáng kể thời gian qua, nhất là sau khi có Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 1-7-2016).

Song ông Long cũng thừa nhận hiện nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng xin lùi, xin rút, xin điều chỉnh, bổ sung các dự án luật hàng năm. Mặc dù tình trạng này có giảm đi. Năm 2016 số dự án phải rút giảm từ con số 11 dự án của năm trước xuống còn 3 vào năm 2017 và chỉ còn 1 vào năm 2018.

"Nhưng đáng tiếc là năm 2018, số lượng dự án luật phải xin bổ sung vào chương trình lại tăng đột biến, trên dưới 10 dự án luật. Lý do có sự thay đổi đó là vì khi lên dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các cơ quan chưa lường hết được diễn biến. Ví dụ, riêng Luật Quy hoạch được ban hành đã kéo theo 11 dự án luật phải sửa ngay trong tổng số 25 dự án luật mà Quốc hội yêu cầu"- ông Long phân trần.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp cũng xác nhận có lãnh đạo cơ quan ban - ngành chưa quan tâm đúng mức việc xây dựng thể chế, pháp luật.

Để khắc phục tình trạng trên, các bộ cần chủ động rà soát trước hệ thống pháp luật để đảm bảo tính khả thi và chủ động thẩm định luật. Ông Lê Thành Long cũng cam kết sẽ cố gắng thể hiện rõ quan điểm dự luật đã đủ điều kiện trình hay chưa, đề nghị siết chặt kỷ cương hành chính để nhắc nhở các bộ chậm trễ trong việc này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo