xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật ở Biển Đông

Dương Ngọc

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan tâm thúc đẩy 3 ưu tiên, trong đó có đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau; giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Sáng 9-9, tại Hà Nội, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các hội nghị liên quan.

Thủ tướng: Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật ở Biển Đông - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 - Ảnh: VGP

Nhấn mạnh năm 2020 là năm nhiều cảm xúc khi những thành tựu của ASEAN đang được thử lửa trong môi trường đầy biến động, với những thách thức chưa từng thấy, nhất là sự bùng phát dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh gắn kết và chủ động thích ứng không chỉ đơn thuần là chủ đề của 2020 mà điều đó cùng với tinh thần chủ động và trách nhiệm đã trở thành "thương hiệu" của ASEAN, giúp chúng ta tay trong tay, ngẩng cao đầu đối diện với khó khăn thách thức, đoàn kết cùng vượt sóng gió, tự tin tiến lên.

Chỉ còn 4 tháng nữa năm 2020 sẽ khép lại, thời gian không còn nhiều, dịch bệnh còn rất phức tạp, người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại quá sức; môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực, trong đó có cả Biển Đông, đang có nhiều biến động ảnh hưởng hòa bình, ổn định. Để tiếp nối những kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị Quý vị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan tâm thúc đẩy những ưu tiên sau:

Một là, tiếp tục đề cao đoàn kết, giữ vững thống nhất, triển khai thành công các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Kịp thời đánh giá, nâng cao hiệu quả triển khai Hiến chương ASEAN, bộ máy ASEAN, làm cơ sở hoạch định tầm nhìn phát triển cho ASEAN sau 2025.

Hai là, tập trung đẩy lùi dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi bền vững. Thủ tướng đề nghị sử dụng hiệu quả Quỹ ứng phó Covid-19 và đưa vào vận hành Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực, hỗ trợ năng lực ứng phó của ASEAN. Nhanh chóng hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, các doanh nghiệp, địa phương khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng kinh tế. Thực hiện thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, gắn kết các tiểu vùng trong đó có Mê Kông, với phát triển chung của ASEAN...

Ba là, phát huy hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin; từ đó hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa các quốc gia; giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và tinh thần các văn kiện quy chuẩn của ASEAN về ứng xử chung ở khu vực như TAC (Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Bali), khẳng định 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình TAC), DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông)...

"Trong môi trường khu phức tạp hiện nay, ASEAN cần tiếp tục thể hiện đoàn kết, kiên định với con đường và phương cách của mình trong hơn 5 thập kỷ. Chúng ta tiếp tục phát huy những giá trị, bản sắc của ASEAN, đó là chất keo gắn bó người dân các nước thành viên trong tình thân ái, sẻ chia, gắn kết như hình ảnh bó lúa vàng trên nền xanh Lá cờ ASEAN thể hiện niệm tự hào của người dân ASEAN"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật ở Biển Đông - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc - Ảnh: VGP

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, "chúng ta sẽ tiếp tục củng cố đoàn kết, thống nhất, đồng cảm và chia sẻ, tôn trọng những lợi ích, quan tâm của nhau để các nước thành viên gắn kết bền vững trong một Cộng đồng ASEAN vững mạnh".

Để giảm thiểu hệ quả từ những biến động phức tạp của môi trường chiến lược khu vực và quốc tế, để duy trì ổn định tình hình, tập trung ứng phó dịch bệnh, cần chú trọng củng cố các thiết chế đối thoại và hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt và làm động lực, hội nghị sẽ trao đổi về phương hướng phát triển của các diễn đàn như: Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) nhân kỷ niệm 15 năm hình thành, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với giai đoạn hợp tác và chương trình hành động mới 2020-2030, tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với các Đối tác theo các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, để các cơ chế này có thể phát huy tốt nhất vai trò của mình trong bối cảnh mới.

Thủ tướng: Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật ở Biển Đông - Ảnh 3.

Đại biểu các nước dự lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các hội nghị liên quan - Ảnh: Dương Ngọc

Song song với đó là nỗ lực xây dựng và thực thi các chuẩn mực ứng xử phổ quát, đề cao các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiến chương ASEAN trong quan hệ giữa các quốc gia, trong đó có tuân thủ luật pháp quốc tế, bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Tin cậy chiến lược sẽ là yếu tố quan trọng hóa giải nghi kỵ, thực tâm hợp tác trên cơ sở cùng có lợi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột.

ASEAN sẽ tiếp tục tham gia đóng góp và phát huy vai trò trong các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Các thách thức đối với an ninh và ổn định ở khu vực luôn hiện hữu, trong đó có các nhân tố đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của khu vực và thế giới. ASEAN sẽ kiên định với lập trường nguyên tắc, nhấn mạnh kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình. ASEAN kiên định thúc đẩy triển khai đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố DOC và nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển UNCLOS 1982.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ bàn về COC

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị liên quan từ 9 đến 12-9. Đây là loạt hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lớn và quan trọng nhất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và đây là lần đầu tiên hội nghị thường niên này được tổ chức trực tuyến. Hội nghị thu hút 28 đoàn từ 4 châu lục tham gia.

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Canada…) và Tổng Thư ký ASEAN sẽ dự các Hội nghị.

C14A6605

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP

Sẽ có khoảng 20 hội nghị, phiên họp cấp Bộ trưởng như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với đối tác (PMCs+1), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 lần thứ 21, Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10; Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27…

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 - cho biết nội dung chính của hội nghị sẽ tập trung kiểm điểm tình hình hợp tác và xây dựng cộng đồng ASEAN, nhất là các triển khai ưu tiên sáng kiến lớn đã thống nhất cho năm 2020, hợp tác ứng phó với dịch Covid-19, kiểm điểm và định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN, xem xét cho ý kiến với đề nghị thiết lập quan hệ hợp tác của một số nước đối với ASEAN, các vấn đề quốc tế và khu vực quan tâm. Dự kiến, tại Hội nghị lần này sẽ thông qua khoảng 40 văn kiện.

Ông Dũng cho biết chắc chắn những vấn đề nóng trên biển sẽ được đề cập tới trong chương trình hội nghị. Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) không chỉ là kỳ vọng của Việt Nam mà còn là ưu tiên của cả ASEAN và Trung Quốc. Cho nên hội nghị sẽ bàn về vấn đề này. Thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 nên việc đàm phán COC bị đình trệ, kéo dài. Các bên đều sốt ruột về vấn đề này nhưng với tính chất của COC, đàm phán về bộ quy tắc này khó có thể diễn ra trực tuyến. Gần đây đã có một số cuộc họp trực tuyến tuy không đi sâu bàn về nội dung được nhưng đã bàn về cách thức nối lại đàm phán. Đến nay, các bên đã đạt được một số điểm về cách thức và mong sớm nối lại đàm phán.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo