xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam và Thụy Điển mở hướng đầu tư mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Thế Dũng từ Stockholm, Thụy Điển

(NLĐO)- Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển, Thủ tướng Thụy Điển và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lẩy một câu trong truyền Kiều có ý "gian nan mới tỏ lòng nhau" để nói về tình cảm gắn bó, bền chặt giữa 2 nước.

Vào 13 giờ 30 chiều nay 27-5, giờ địa phương (18 giờ 30 Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Thụy Điển tại thủ đô Stockholm, Vương quốc Thụy Điển.

Việt Nam và Thụy Điển mở hướng đầu tư mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven chứng kiến lễ ký kết giữa 2 bên - Ảnh: Thế Dũng

Là chủ nhà, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết ông vui mừng chào đón đoàn khách quý Việt Nam đến Thụy Điển trong tiết xuân tràn ngập muôn nơi và muôn hoa đua nở, khoe sắc. "Đây cũng là dịp để chúng tôi đáp lại lòng mến khách nồng hậu mà Việt Nam đã dành cho Công chúa kế vị Victoria Ingrid Alice Desiree và Phu quân, Bộ trưởng Ngoại thương cùng nhiều đại biểu Thụy Điển trong chuyến thăm Việt Nam thành công tốt đẹp. Đó là đoàn đại biểu lớn nhất từ trước tới nay của Thụy Điển thăm Việt Nam" - Thủ tướng Stefan Lofven bày tỏ.

Việt Nam và Thụy Điển mở hướng đầu tư mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 2.

Thủ tướng Stefan Lofven phát biểu tại diễn đàn

Thủ tướng Stefan Lofven cũng bày tỏ sự vui mừng khi Việt Nam đã cam kết chương trình nghị sự về thương mại tự do và mong muốn Hiệp định thương mại tự do châu Âu-Việt Nam (EVFTA) sớm được ký kết. "Tôi luôn tin tưởng hiệp định này sẽ thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp của cả Việt Nam và Thụy Điển" - Thủ tướng Stefan Lofven nói.

Thủ tướng Stefan Lofven cho biết năm 2019, hai nước cùng nhau kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thụy Điển, với mối quan hệ ngoại giao được thiết lập từ năm 1969 và tình hữu nghị của hai nước chúng ta đang lớn mạnh từng ngày.

Thủ tướng Stefan Lofven cũng nhấn mạnh trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế và Việt Nam ngày nay đã trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu về các ngành công nghệ cao, điều đó mang lại cơ hội lớn cho các nhà cung cấp giải pháp tiên tiến của Thụy Điển.

Thủ tướng Stefan Lofven phát biểu tại diễn đàn

"Tôi cũng hết sức vui mừng được biết Việt Nam đang có nhu cầu lớn đối với hàng tiêu dùng của Thụy Điển. Vậy là từ một nước sản xuất, Việt Nam ngày nay đã trở thành một thị trường lớn về hàng tiêu dùng. Và cuối cùng, tôi xin nhấn mạnh rằng hai nước chúng ta sẽ cùng nhau sánh bước trên chặng đường lớn lao sắp tới" - Thủ tướng Stefan Lofven bộc bạch.

Đặc biệt, Thủ tướng Thụy Điển đã lẩy một câu trong truyện Kiều như một lời gửi gắm về tình cảm giữa hai đất nước có ý "gian nan mới tỏ lòng người".

"Toàn thể Chính phủ, người dân và doanh nghiệp Thụy Điển cùng mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ trong vòng 50 năm tới" - Thủ tướng Stefan Lofven khẳng định.

Việt Nam và Thụy Điển mở hướng đầu tư mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 4.

Đáp lại những chia sẻ hết sức chân thành và nồng ấm của vị đồng cấp chủ nhà, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại Việt Nam vẫn không quên cách đây 50 năm, vào tháng 1-1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt, Thụy Điển là nước Tây Âu đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Thụy Điển là nước viện trợ ODA lớn hàng đầu cho Việt Nam trong thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, khi Việt Nam đang còn rất nhiều khó khăn với nhiều công trình để lại dấu ấn sâu sắc đến hôm nay, như Bệnh viện Nhi Trung ương và Nhà máy giấy Bãi Bằng...

"Đúng như câu thơ trong truyện Kiều mà Thủ tướng Thụy Điển vừa nêu, khó khăn, gian nan mới biết lòng người. Nền tảng quan hệ lịch sử tốt đẹp đã chắp cánh cho hợp tác hai nước ngày càng phát triển" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải lòng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 1,5 tỉ USD (năm 2018) và Thụy Điển đang đầu tư vào Việt Nam với 34 dự án tổng giá trị đạt trên 350 triệu USD, xếp thứ 34/130 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn nhất của Thụy Điển đang kinh doanh thành công tại Việt Nam, như ABB (thiết bị điện), Ericsson (viễn thông), Volvo (ô tô), Tetra Pak (bao bì) hay Electrolux (đồ gia dụng)...

Thế hệ trẻ Việt Nam rất quen với các nhãn hàng, dịch vụ nổi tiếng, như H&M (thời trang), Spotify (nhạc online), Skype (viễn thông) hay IKEA (đồ nội thất).

Đầu tháng 5-2019, Công chúa kế vị Victoria Ingrid Alice Desiree cùng gần 100 doanh nghiệp Thụy Điển thăm Việt Nam với nhiều cơ hội hợp tác mới được mở ra.

"Hiệp định EVFTA đang chuẩn bị ký trong năm 2019. Việt Nam đang nỗ lực duy trì đà tăng trưởng cao 6,5-7% đến năm 2020 và tập trung đổi mới thể chế pháp luật, cơ cấu lại nền kinh tế, phát huy khu vực kinh tế tư nhân và tiếp tục mở cửa hội nhập quốc tế... Rất mong được các nhà đầu tư, doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, hợp tác" - Thủ tướng mời gọi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông và Thủ tướng Stefan Lofven có cuộc hội đàm thành công vào chiều nay, mở ra chương mới tốt đẹp giữa Việt Nam và Thụy Điển trong giai đoạn đến. "Chúng tôi luôn coi Thụy Điển là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình, và ngược lại Việt Nam được Thụy Điển xếp vào vị trí quan trọng bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng từ lịch sử quan hệ hai nước có thể nói "từ trái tim đến trái tim chúng ta hiểu nhau, tin nhau", mở ra hướng đầu tư mới trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhất định các doanh nghiệp Thụy Điển và Việt Nam sẽ thành công, phát triển bền vững thời gian đến.

"Tôi mong rằng qua diễn đàn hôm nay hai bên sẽ hiểu nhau hơn, kết nối các cơ hội hợp tác thành công trong tương lai, góp phần đưa quan hệ hai nước, hai dân tộc lên tầm cao mới, trong thời kỳ mới" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.

Việt Nam và Thụy Điển mở hướng đầu tư mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 6.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Tại diễn đàn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng có bài phát biểu về chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh và bền vững tại Hà Nội”. Ông Nguyễn Đức Chung cho biết ngày 1-8-2018, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030. TP Hà Nội được chọn là 1 trong 3 đô thị của Việt Nam tham gia mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN.

Để thực hiện theo đề án của Thủ tướng, TP Hà Nội xác định đề án xây dựng chính phủ điện tử, với mục tiêu sẽ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào toàn bộ hệ thống các cơ quan của TP nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc, tạo ra môi trường minh bạch hơn; cung cấp thông tin và dịch vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia quản lý, giám sát các hoạt động của chính quyền.

Theo đó, TP Hà Nội xây dựng lộ trình thực hiện theo 3 giai đoạn từ năm 2020 đến sau năm 2025 với mục tiêu ứng dụng sâu rộng phát triển nền kinh tế số; hình thành các khu nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ tập trung; đưa vào hoạt động một số vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp để tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư vào Thụy Điển

Đáng chú ý, tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với cơ quan, doanh nghiệp Thụy Điển như VNPT ký kết với Ericsson, Nutifood với Backahill; VCCI, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ với phía Thụy Điển...

Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư vào Thụy Điển, phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Nutifood Trần Thanh Hải cho biết việc đầu tư vào Thụy Điển vì nước này có công nghệ chế biến sữa hàng đầu thế giới, khí hậu tốt, vùng nguyên liệu hữu cơ sạch, an toàn và bền vững, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ, organic. Thụy Điển là nơi cung cấp sản phẩm chuẩn organic cao hàng đầu thế giới.

"Tại Việt Nam, thực phẩm an toàn đang trở thành nỗi lo của nhiều người, dẫn đến việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chất lượng cao và an toàn có 88% người được khảo sát cảm thấy hứng thú với thực phẩm hữu cơ (organic), trong đó những người quan tâm nhất là những người có thu nhập cao, những người từ 25-39 tuổi có em bé" - ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

dsc_0951

Thủ tướng hai nước chứng kiến lễ hợp tác giữa Nutifood với Backahill

Chủ tịch Nutifood cho biết thông qua Thụy Điển, hãng sữa Việt Nam này sẽ chinh phục các nước còn lại ở thị trường Châu Âu và trên thế giới. "NutiFood cam kết đầu tư và hợp tác hơn nữa ở Thụy Điển và xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững, chứng minh năng lực của người Việt Nam, đóng góp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 quốc gia" - ông Trần Thanh Hải nói.

Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn cấp cao đã đến thăm Công ty Dược phẩm AstraZeneca. Tại đây, tập đoàn toàn cầu về dược phẩm sinh học dựa trên phát minh đã công bố đầu tư 5.000 tỉ đồng (khoảng 220 triệu đô la Mỹ) vào Việt Nam trong 5 năm (2020 - 2024), nhân chuyến thăm Thuỵ Điển của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Với khoản đầu tư này, AstraZeneca sẽ đẩy mạnh việc phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sức khoẻ đối với người dân Việt Nam. AstraZeneca đặt mục tiêu trở thành tập đoàn dược hàng đầu trong việc giảm tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCD) - những căn bệnh dẫn tới 318.000 ca tử vong (tương đương 72% tỉ lệ tử vong) mỗi năm tại Việt Nam. Con số này đồng nghĩa với 6,7 triệu năm tuổi thọ và 14 triệu năm cuộc đời sống chung với bệnh tật. Theo đó, một phần của cam kết đầu tư của AstraZeneca sẽ dành cho chương trình “Sức khỏe thanh thiếu niên” nhằm tăng cường công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

nqh095d25

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn cấp cao đến thăm Công ty Dược phẩm AstraZeneca

AstraZeneca sẽ hợp tác cùng tổ chức Plan International, Trung tâm Thanh Thiếu niên Quốc gia và Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hà Nội (HNCDC) nâng cao năng lực cho những người trẻ tuổi và cộng đồng thanh thiếu niên tự đưa ra những lựa chọn lành mạnh trong chế độ ăn uống, tập thể dục và lối sống của mình. Trong 3 năm tới, chương trình đặt mục tiêu tiếp cận trực tiếp hơn 46.000 thanh thiếu niên từ 27 trường và đại học, và gián tiếp 100.000 thanh niên để giáo dục về các yếu tố rủi ro dẫn tới các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và ung thư.

Với chương trình này, AstraZeneca muốn khẳng định cam kết hỗ trợ phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với các đối tác...

nqh0958d8

Thủ tướng thăm phòng thí nghiệm của AstraZeneca


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo