xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thư ký QH: Chỉ có 70 nước công khai ĐBQH bấm nút thông qua luật

Bảo Trân

(NLĐO)- Tại buổi họp báo kết thúc kỳ họp QH thứ 5, trả lời báo chí việc QH có tính đến công khai danh sách ĐBQH bấm nút thông qua luật, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc nói: "Hiện trên thế giới có 283 nghị viện nhưng chỉ có 70 nước công khai danh sách ĐBQH biểu quyết".

Chiều nay 15-6, trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp Quốc hội (QH) thứ 5, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu) sẽ không lấy ý kiến nhân dân quy mô rộng rãi như Hiến pháp, Luật Đất đai, Bộ luật hình sự...

Tổng thư ký QH: Chỉ có 70 nước công khai ĐBQH bấm nút thông qua luật - Ảnh 1.

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: Quang Vinh

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm sau khi thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đặc khu, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã có nhiều ý kiến khác nhau và cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học cũng có nhiều ý kiến về dự án luật này. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị xin ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và cũng sang tìm hiểu, học tập các đặc khu của nước ngoài.

Vừa qua có nhiều quy định trong dự luật chưa phù hợp. Ví dụ như đất đai, 99 năm, chính sách thuế… tới đây sẽ rà soát cho phù hợp.

"Khi trao đổi, vẫn còn nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau, do vậy, QH đã quyết định lùi thông qua dự án Luật Đặc khu. Theo tôi, dự án Luật Đặc khu chưa đến mức độ phải lấy ý kiến nhân dân quy mô rộng rãi như Hiến pháp, Luật Đất đai, Bộ luật hình sự... Trước mắt, chúng ta cứ tiếp thu đầy đủ các ý kiến này, tôi cho đã là tốt rồi" - ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định.

Đáng chú ý về việc tại kỳ họp thứ 5, QH đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ ĐBQH tán thành rất cao trong Luật Đặc khu lùi lại kỳ họp sau, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng bản chất hai luật này khác nhau. Theo đó, liên quan đến Luật Đặc khu có rất nhiều vấn đề, rộng hơn Luật An ninh mạng rất nhiều, QH thấy rằng cần phải có thời gian trao đổi thôi.

"Luật An ninh mạng, sau khi QH đã có những trao đổi, có ý kiến, có phản hồi của các chuyên gia và cử tri, QH đã lắng nghe rất nhiều. Sau đó, cơ quan thẩm tra, soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý rất nhiều. Khi đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến ĐBQH rồi thì việc thông qua luật với tỷ lệ phiếu rất cao là điều đương nhiên thôi. Cái chính là chúng ta làm truyền thông để cử tri và người dân hiểu" - ông Phúc nói.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng nhấn mạnh: "Các ý kiến cho rằng khi Luật An ninh mạng được thông qua sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp hay quyền lợi của người dân thì không phải. Ngược lại, luật này chính là bảo vệ quyền lợi của DN và quyền lợi của người dân".

Trả lời câu hỏi, QH có tính đến việc công khai danh sách ĐBQH bấm nút thông qua hoặc không đồng ý thông qua các dự án luật, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc nói: "Hiện nay thế giới có khoảng ¼ nghị viện công bố danh tính, ¾ không công bố danh tính. Tôi tham gia vào Hiệp hội Tổng thư ký QH thế giới, tôi có hỏi thì họ nói tổng số 283 nghị viện thế giới chỉ có 70 nghị viện nghị quyết có danh, còn lại không có danh. Hình thức nào cũng có tích cực và không tích cực".

Theo ông Phúc, tại kỳ họp, ĐBQH Dương Trung Quốc cũng đề nghị có thêm hình thức có danh trong biểu quyết.

"Trong quá trình sửa nội quy kỳ họp QH, ĐBQH vẫn đề nghị thực hiện như bây giờ, luật pháp quy định thì chúng ta phải thực hiện như vậy"- ông Phúc cho hay.

Tại buổi họp báo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh (UBQP-AN) Nguyễn Thanh Hồng cho biết trong quá trình thẩm tra và giúp UBTVQH chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng, UBQP-AN đã hết sức lắng nghe ý kiến của cử tri, các chuyên gia, đặc biệt là ý kiến của đại diện một số quốc gia như Mỹ, Úc, Liên minh châu Âu, các Hiệp hội internet viễn thông châu Á - Thái Bình Dương, ý kiến của các phóng viên, kể cả phóng viên nước ngoài.

Nhiều vấn đề trong dự án luật được Chính phủ chính trình sang đã được tiếp thu, chỉnh lý để đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng, đây là vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà là thách thức mang tính toàn cầu.

"Chắc các phóng viên đều biết rằng sự việc Facebook sử dụng dữ liệu của người dùng cung cấp cho các doanh nghiệp, can thiệp vào nội bộ của một số quốc gia" - ông Hồng nói.

Về lo lắng có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, internet... hay không?, ông Nguyễn Thanh Hồng khẳng định: "Hoàn toàn không có việc này. Đạo luật này tạo ra một cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cho đến thời điểm này Google, Facebook vẫn chưa có bất kỳ phản hồi chính thức nào tham gia ý kiến xây dựng dự án luật này. Tuy nhiên trên truyền thông thì có thông tin Facebook đã có ý kiến sẽ nghiên cứu để triển khai nội dung quy định của luật này".

Theo ông Hồng, sau khi dự án Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta đã có phản hồi tích cực và truyền thông rộng rãi nội dung của dự án luật.

"Đến giờ này, sự đồng thuận rất cao trong nhận thức của nhân dân, của các tổ chức, cá nhân xung quanh việc chúng ta ban hành luật này... và chúng tôi rất phấn khởi" - ông Hồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Hồng thông tin doanh nghiệp quan tâm Luật An ninh mạng có 2 nội dung, đó là đặt máy chủ tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam. Hai vấn đề này cũng còn ý kiến khác nhau giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Báo cáo kiểm tra của UBQP-AN cho thấy hiện nay có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp mạng xã hội phải lưu trữ giữ liệu tại quốc gia đó. Tháng 5 vừa rồi Liên minh châu âu yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại quốc gia đó, đó là yêu cầu vì lợi ích quốc gia.

Luật thông qua lần này chỉ lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam, chỉ có một số thông tin người dùng, theo Hiến pháp đây là quyền liên thông và được pháp luật bảo hộ, là tài sản của Việt Nam.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo vệ bí mật người dùng tại Việt Nam.

Hiện Indonesia đang sửa luật giống như Luật An ninh mạng của Việt Nam. 

Dự án Sào Khê đội vốn 36 lần không có gì đặc biệt

Trả lời câu hỏi về dự án Sào Khê, Ninh Bình đội vốn lên 36 lần, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đây là dự án nạo vét sông Sào Khê liên quan đến Tràng An, cố đô Hoa Lư. Dự án này lúc đầu phê duyệt có 72 tỉ đồng, sau đó qua 4 lần điều chỉnh nguồn vốn, vốn trung ương và địa phương, vốn trung ương cơ bản trái phiếu chính phủ tăng lên trên 22.500 tỉ đồng. Các cơ quan Kiểm toán, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc xem xét kiểm tra, kiểm toán các nội dung này.

"Nghe thì giật mình. Tôi xem báo cáo cũng thấy, điều chỉnh mục tiêu nên vốn tăng lên, không có gì đặc biệt cả. Khi hỏi Bí thư tỉnh Ninh Bình thì bảo vốn nở ra, khi xem lại thì thấy có cơ sở, Thủ Tướng chính phủ cũng có quyết định điều chỉnh nguồn vốn này. Đặc biệt phục vụ liên quan đến việc Unesco công nhận di sản văn hoá thế giới" - ông Phúc nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo