xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM đưa Ba Son và Thủ Thiêm vào Ngân hàng tên đường

PHAN ANH

(NLĐO)- Hai địa danh này đang được Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất đặt tên cho cầu Thủ Thiêm 1 (Thủ Thiêm ) và Thủ Thiêm 2 (Ba Son).

UBND TP HCM vừa có quyết định bổ sung địa danh Ba Son và Thủ Thiêm vào Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.

Hai địa danh này đang được Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất đặt tên cho cầu Thủ Thiêm 1 (Thủ Thiêm ) và Thủ Thiêm 2 (Ba Son).

Ba Son

Tên gọi Ba Son có 4 giả thiết: trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển đã lý giải nguồn gốc phỏng định của tên gọi Ba Son: tên Việt là tên một đốc công (thợ nguội) tên "Son" con thứ ba, làm tại đây và được đặt tên cho sở là Ba Son.

Tên định chừng từ tiếng Pháp: một là gọi tắt từ "poissons" trong "Mare aux poissons" (nhiều cá); hai là gọi trại từ "Bassin" trong "Bassin de radoub" (ụ tàu). Nhà nghiên cứu An Chi tin cách giải thích của học giả Vương Hồng Sển nhưng ông cho rằng từ tiếng Pháp Bastion (pháo đài) cũng có thể đọc trại thành Ba Son.

TP HCM đưa Ba Son và Thủ Thiêm vào Ngân hàng tên đường - Ảnh 1.

Cầu Thủ Thiêm 2 kết nối quận 1 và TP Thủ Đức (TP HCM) được đề nghị đặt tên là cầu Ba Son

Khi thực dân Pháp xâm lược, tháng 4 năm 1863, Chính phủ Pháp chính thức tổ chức, xây dựng và điều hành Nhà máy đóng tàu và Cảng mang tên Arsenal de Saigon đồng thời mang tên Việt thủy xưởng Ba Son.

Theo các giả thuyết trên đây, Ba Son được ghi nhận là cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu Việt Nam; đồng thời là cái nôi của giai cấp và phong trào công nhân Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Ba Son đã trở thành một phần quan trọng của lịch sử đấu tranh giành tự do độc lập của Sài Gòn – TP HCM. Ba Son gắn liền với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Sau năm 1975, Hải quân công xưởng Ba Son không chỉ sửa chữa, mà còn đóng mới tàu và các phương tiện nổi cho Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển và đáp ứng nhiều nhu cầu của thị trường hàng hải nước ngoài.

Ngày 1-1-1978, đổi là Xí nghiệp Ba Son, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; tháng 9-2009 đổi thành Xí nghiệp liên hiệp Ba Son và từ ngày 14-6-2014 đổi thành Tổng Công ty Ba Son. Ngày 18-11-2015, quy hoạch thành Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son.

Thủ Thiêm

Nam Bộ có nhiều địa danh được cấu tạo theo công thức "thủ + tên người" (Thủ Thừa: ông thủ ngự tên Mai Tự Thừa; Thủ Đức: ông thủ ngự tên Đức; Thủ Thiêm: ông thủ ngự tên Thiêm...). Chuyện kể dân gian về ông thủ ngự: ông tên Thiêm (không biết họ) làm Thủ ngự - trưởng trạm thu thuế trên đoạn sông Sài Gòn. Ông là người nhân hậu, có khi thấy người bán buôn thua lỗ hay không lời, ông đã giảm hay miễn thuế cho họ.

Bà con rất cảm kích nên sau khi ông mất, họ gọi vùng đất quanh trạm thuế sông này là bến Thủ Thiêm. Về sau cả chợ trên bờ và phà ở đoạn sông này đều mang tên Thủ Thiêm.

Từ điển địa danh Sài Gòn – TP HCM (TS Lê Trung Hoa chủ biên) cho biết Thủ Thiêm là địa danh có từ cuối thế kỷ XVIII. Sách Đại Nam nhất thống chí (bộ dư địa chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn 1863-1865) có đoạn viết: "Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Thủ Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định" (Nghĩa An nay thuộc TP Thủ Đức, sông Bình Giang nay là sông Sài Gòn).

TP HCM đưa Ba Son và Thủ Thiêm vào Ngân hàng tên đường - Ảnh 2.

Khu đô thi mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức nhìn từ trên cao; Ảnh: Hoàng Triều

Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX cho lập đồn binh Thủ Thiêm để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn, phòng thủ cho khu vực trung tâm.

Về sau cả vùng đất này được gọi là Thủ Thiêm với bến đò Thủ Thiêm, chợ Thủ Thiêm... Tu viện Dòng Mến Thánh giá có từ năm 1840 ở đây mang tên Tu viện Thủ Thiêm; nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đây vào năm 1859 mang tên Nhà thờ Thủ Thiêm...

Từ thập niên 60 thế kỷ XX nơi đây có phà Thủ Thiêm hoạt động cho đến năm 2011 thì chấm dứt khi có hầm vượt sông Sài Gòn.

Về hành chính, năm 1966 chính quyền Sài Gòn cắt xã An Khánh sáp nhập vào đô thành Sài Gòn, tách thành hai phường: phường An Khánh và phường Thủ Thiêm, thuộc quận 1. Từ ngày 1-4-1997 khi các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 đi vào hoạt động, Thủ Thiêm trở thành một phường thuộc quận 2.

Năm 1996, Quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được phê duyệt, thành phố thực hiện quy hoạch này từ năm 2005 hình thành bán đảo Thủ Thiêm và khu Đông thành phố thành một đô thị mới hiện đại với các khu chung cư mang tên Thủ Thiêm: Thủ Thiêm Xanh, Thủ Thiêm Star.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo