xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

6 điểm cần lưu ý khi thử việc theo Bộ luật Lao động 2019

Như Mai (thuvienphapluat)

Hiện nay, rất nhiều người lao động bị mất việc sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đang dần trở lại guồng quay tìm kiếm việc làm mới.

Sau đây là 6 lưu ý trong giai đoạn thử việc mà NLĐ cần nắm.

Thỏa thuận về thử việc trong hợp đồng

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về vấn đề thử việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Khoản 1, khoản 4 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định có thể thỏa thuận thử việc bằng 2 hình thức:

- Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động;

- Giao kết hợp đồng thử việc.

Tuy nhiên, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

6 điểm cần lưu ý khi thử việc theo Bộ luật Lao động 2019 - Ảnh 1.

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

(Căn cứ Điều 21, khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 )

Hủy bỏ thỏa thuận thử việc như thế nào?

Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về hủy bỏ thỏa thuận thử việc như sau: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày đối với: công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp , Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ;

- Không quá 60 ngày đối với: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

(Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định)

Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

(Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019 )

Bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại khoản 1 Điều 2 quy định người lao động là công dân nước Việt Nam thuộc các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH gồm có:

- Người làm việc có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hay xác định thời thời gian.

- Người thuộc diện hợp đồng lao động theo mùa vụ hay công việc có thời hạn đủ 3 tháng  đến dưới 12 tháng, hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng – người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.

6 điểm cần lưu ý khi thử việc theo Bộ luật Lao động 2019 - Ảnh 2.

- Người làm việc có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng theo hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động ký kết hợp đồng thử việc không phải BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì cả người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

(Tham khảo Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011)

Kết thúc thời gian thử việc

Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm của các bên khi kết thúc thời gian thử việc như sau:

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu:

- Người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động.

- Giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu: chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo