xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ người giúp việc

Bảo Trân

Người giúp việc gia đình sẽ được hưởng quyền lợi như mọi người lao động khác về tiền lương, hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội...

“Giúp việc gia đình là công việc đang phát triển khá nhanh và có nhu cầu lớn trong xã hội, vì thế cần có pháp luật điều chỉnh về vấn đề này để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người giúp việc gia đình; nhất là vấn đề thu nhập, an toàn. Người làm công việc này phải được pháp luật bảo vệ. Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội rất hoan nghênh việc Chính phủ vừa cụ thể hóa các quy định của Bộ Luật Lao động về vấn đề trên bằng Nghị định 27/NĐ-CP”. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết như vậy.

Có lương, có bảo hiểm

Nghị định 27/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động giúp việc gia đình có hiệu lực thi hành từ ngày 25-5-2014. Một trong những nội dung quan trọng của nghị định là quy định về tiền lương và hợp đồng lao động (HĐLĐ). Theo đó, mức tiền lương do 2 bên thỏa thuận và ghi trong HĐLĐ. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của NLĐ sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động (NLĐ) làm việc ngoài thời gian ghi trong HĐLĐ; làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì phải trả tiền lương làm thêm giờ.

Bản thân người giúp việc cũng không thích bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động   Ảnh: HỒNG ĐÀO
Bản thân người giúp việc cũng không thích bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động Ảnh: HỒNG ĐÀO

Một quy định đáng chú ý khác là người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để NLĐ tự lo bảo hiểm.

Được nghỉ phép năm, lễ, Tết

Về thời gian làm việc, nếu NLĐ sống cùng gia đình chủ thì thời giờ làm việc, nghỉ ngơi do 2 bên thỏa thuận nhưng mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục; trường hợp không thể bố trí được thì phải bảo đảm cho NLĐ được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng. NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho chủ thì được nghỉ 12 ngày vẫn hưởng nguyên lương. Ngoài ra, NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết theo quy định.

Nghị định 27/NĐ-CP cũng quy định người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản theo nội dung của HĐLĐ. Mức khấu trừ do 2 bên thỏa thuận nhưng không quá 30% tiền lương hằng tháng đối với NLĐ không sống tại gia đình chủ; không quá 60% tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí ăn, ở hằng tháng đối với NLĐ sống tại gia đình chủ. Khi khấu trừ tiền lương, người sử dụng lao động phải thông báo cho NLĐ biết.

Nhiều nội dung khó thực hiện

Chị Nguyễn Thị Bé Thắm - đang giúp việc theo giờ cho một hộ ở số 746 Điện Biên Phủ, phường 10, quận 10, TP HCM - cho biết chị làm công việc này đã 2 năm. Giữa 2 bên chỉ thỏa thuận miệng. Tiền lương của chị là 50.000 đồng/giờ. Khi chúng tôi đề cập quy định về việc ký hợp đồng, chị lắc đầu: “Tôi làm cho 4-5 gia đình chứ đâu phải chỉ bà chủ này. Ký hợp đồng hả? Thôi, rắc rối lắm, tôi có biết chữ đâu mà ký hợp đồng!”.

Còn bà chủ của chị Thắm thì cho biết nhiều quy định của Nghị định 27/NĐ-CP chỉ thích hợp với các công ty cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình. Bà kể: “Trước đây, tôi nuôi người giúp việc trong nhà, tiền lương họ ứng trước, lúc vui thì họ ở, buồn thì xin về quê vài bữa nhưng ở tới nửa tháng, có khi không lên luôn. Tôi sợ rồi, giờ chỉ thuê người giúp việc theo giờ”.

Bà Võ Thị Tuyết Anh - ở số 92 Hùng Vương, quận 5, TP HCM, đã có nhiều kinh nghiệm thuê người giúp việc - nhận xét: “Nhà nước ban hành quy định để bảo vệ NLĐ là rất tốt nhưng tôi nghĩ đây là công việc đặc thù, nếu áp dụng các quy định chung về hợp đồng; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, phép năm, làm thêm giờ... như các loại hình lao động khác thì sẽ không khả thi. Trong thực tế, có người chủ nào đăng ký sử dụng lao động đâu mà cơ quan chức năng biết để kiểm tra, xử lý khi có sai phạm?”.

Không được trả lương những ngày nghỉ bệnh

Trường hợp NLĐ sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh thì người sử dụng lao động tạo điều kiện để NLĐ nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do NLĐ chi trả, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác. Và người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày NLĐ phải nghỉ việc do ốm đau, bệnh tật.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo