xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bình đẳng kiểu ông Lợi” thì chúng tôi chết chắc!

Hồng Vân

(NLĐO)- Không thể hiểu bình đẳng giới một cách máy móc là nam giới "trăm phần trăm" thì nữ giới cũng "không say không về" hoặc nam giới 2% thì nữ giới cũng 2%...

Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội ngày 1-11, ĐBQH Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng Luật BHXH 2006 ưu tiên cho lao động nữ nên tính tỉ lệ lương hưu kể từ năm đóng BHXH thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm được cộng thêm 3% (mức tối đa là 75%), trong khi nam giới chỉ có 2%. Đến Luật BHXH 2014, "vì muốn thực hiện bình đẳng giới nên chúng ta quy định nam và nữ đều là 2%".

Nào thì bình đẳng…

Đọc đi đọc lại nội dung này trên nhiều tờ báo trong ngày mà tôi không hiểu hết ý tứ của ĐBQH Bùi Sỹ Lợi về "bình đẳng giới" là như thế nào? Có lẽ theo ông, bình đẳng giới là… đàn ông có cái gì thì phụ nữ phải có cái đó, đàn ông làm cái gì thì phụ nữ cũng phải làm cái đó!

Nói nôm na là:

Bình đẳng nam – nữ nghĩa là đàn ông vác 100 ký thì phụ nữ tụi tôi cũng phải vác 1 tạ.

Bình đẳng nam – nữ nghĩa là phụ nữ chúng tôi sau giờ tan sở có thể la cà hàng quán chén chú, chén anh tới nửa đêm mới la lết về nhà và ói mửa từa lưa như các anh.

Bình đẳng nam – nữ nghĩa là chị em chúng tôi sau giờ tan sở về nhà có thể ngồi nhịp chân rung đùi xem tivi, chơi game, đọc báo và quát tháo chồng con sao chậm trễ cơm nước…

“Bình đẳng kiểu ông Lợi” thì chúng tôi chết chắc! - Ảnh 1.

Nói như ông thì để cho có bình đẳng giới, các ông nên mang bầu, đẻ con đi.

Nói như ông thì để cho có bình đẳng giới, các anh chồng nên giành phần cho con bú, giặt tả, rửa đít cho chúng nó đi.

Nói như ông thì để cho có bình đẳng giới, các anh chồng tan ca ra là phải chạy ngay về nhà chui đầu vô bếp để nấu cơm, lau nhà, giặt giũ quần áo đi…

Rút ngắn dần khoảng cách bất bình đẳng

Phụ nữ vốn dĩ bị xem là phái yếu; là những người chân yếu, tay mềm. Cấu tạo cơ thể của tụi tôi cũng không giống các anh. Sau mỗi kỳ kinh nguyệt, mỗi lần sinh đẻ là sức khỏe bị bào mòn, xương cốt bị tổn hao.

“Bình đẳng kiểu ông Lợi” thì chúng tôi chết chắc! - Ảnh 2.

Nói như ĐBQH Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, vì phụ nữ quá thiệt thòi, bị phân biệt đối xử nên nhà nước mới ban hành những chính sách ưu đãi để giảm bớt gánh nặng cho chị em khi phải vừa thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ; vừa phải làm việc ngoài xã hội như nam giới. Vì những gánh nặng ấy dồn lên đôi vai vốn dĩ đã mềm yếu của lao động nữ nên nhà nước mới có chính sách ưu tiên để giúp chị em kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình; giúp rút ngắn dần khoảng cách của bất bình đẳng.

Nói như thế mới hợp lẽ đời chứ không thể hiểu bình đẳng giới một cách máy móc là nam giới "trăm phần trăm" thì nữ giới cũng "không say không về" hoặc nam giới 2% thì nữ giới cũng 2%...

Nếu hiểu bình đẳng kiểu ông Lợi thì chúng tôi chết chắc!

Đặc biệt chú trọng chức năng sinh đẻ và nuôi con

Nếu quan niệm bình đẳng giới như ông Lợi thì Quốc hội đâu cần ban hành hẳn chương X trong Bộ Luật Lao động với 8 điều khoản để cả xã hội chăm lo cho lao động nữ; trong đó điều 160 quy định không được sử dụng lao động nữ làm những công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

Quy định này được cụ thể bằng Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB-XH ban hành danh mục 38 công việc không được sử dụng lao động nữ và 39 công việc không được sử dụng lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Thậm chí tại điều 64 của thông tư còn quy định cấm bắt phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mang vác nặng quá 20 ký.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo