xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ mặc công nhân bị nạn

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Nhiều doanh nghiệp cố tình né tránh, không thực hiện các quy định khi người lao động bị tai nạn lao động

“Chồng tôi bị tai nạn lao động (TNLĐ) tử vong khi làm việc đã hơn 2 tháng nay nhưng công ty không bồi thường”. Chị Hồ Thị Thanh Tuyền - ngụ quận Thủ Đức, TP HCM - cho biết. Chồng chị là anh Nguyễn Thành Phong, làm việc tại Công ty Nga Nguyễn (đường Bến Mễ Cốc, phường 15, quận 8, TP HCM).

“Né” khi TNLĐ xảy ra

Ngày 2-8, trong quá trình thi công công trình tại Công ty CP Hữu Toàn (quận Tân Bình, TP HCM), anh Phong bị rơi từ tầng 3 xuống đất tử vong tại chỗ. Theo ông Bùi Việt Tú, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Công ty CP Hữu Toàn, tuy anh Phong không phải là người lao động (NLĐ) của công ty nhưng khi TNLĐ xảy ra, Công ty CP Hữu Toàn đã hỗ trợ mọi chi phí ở bệnh viện, chi phí mai táng cho gia đình và phúng điếu 30 triệu đồng.

 

img

Anh Nguyễn Tấn Thịnh trình bày vụ việc của mình

 

Còn Công ty Nga Nguyễn, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong vụ TNLĐ của anh Phong, thì lại né tránh. Phóng viên Báo Người Lao Động đã nhiều lần liên lạc với công ty qua điện thoại nhưng không có ai bắt máy. Ngày 9-10, lần theo địa chỉ, chúng tôi tới Công ty Nga Nguyễn nhưng cửa đóng. Theo ông Trương Văn Thạch - Tổ trưởng Tổ 83, khu phố 7, phường 15, quận 8 - địa chỉ của Công ty Nga Nguyễn là nhà của bà Nguyễn Thị Thu Nga. Hiện vụ TNLĐ của anh Phong đang được Công an quận Tân Bình thụ lý điều tra.

Có TNLĐ nhưng không bồi thường

Thừa nhận có xảy ra tai nạn nhưng không bồi thường là trường hợp của anh Nguyễn Trung Nam ở quận 7, TP HCM. Anh Nam là nhân viên kỹ thuật kéo cáp của một đơn vị viễn thông ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Ngày 30-7, trong lúc thi công tuyến cáp quang tại cư xá Thanh Đa, anh Nam bị điện giật rơi từ tầng 3 xuống đất, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM để điều trị. Theo chứng nhận thương tích của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, anh Nam bị gãy 1/3 cẳng chân trái. “Sau khi bị nạn, tôi đã nhiều lần liên lạc, gửi đơn khiếu nại nhưng nhiều tháng trôi qua, công ty vẫn không giải quyết” - anh Nam bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Minh, phó giám đốc kỹ thuật nơi anh Nam làm việc, cho biết đơn vị đã đóng viện phí 2,5 triệu đồng; trong quá trình anh Nam điều trị, đơn vị có đến thăm hỏi. “Còn việc bồi thường, đơn vị sẽ báo cấp trên và sẽ báo lại sau” - ông Minh hứa. Thế nhưng đến nay, công ty vẫn chưa giải quyết vụ việc của anh Nam.

Đùn đẩy trách nhiệm

May mắn hơn các trường hợp trên, anh Nguyễn Tấn Thịnh - ngụ xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - được “hứa” bồi thường sau khi cơ quan chức năng can thiệp. Trong quá trình làm việc tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đất Mới (ALC Corp; quận 2, TP HCM), anh Thịnh bị máy cắt đứt lìa 5 ngón tay phải (bệnh viện đã nối lại thành công ngón thứ 2 và 3).

Phía ALC Corp cho biết đã hỗ trợ viện phí, thăm hỏi và hỗ trợ 23 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) này cho rằng anh Thịnh là NLĐ của Công ty TNHH OS Việt Nam (tòa nhà Packsimex, quận 1, TP HCM). Liên lạc với Công ty TNHH OS Việt Nam nhiều lần, cuối cùng chúng tôi cũng được ông Ngô Quốc Nam, đại diện công ty, cho biết sau khi sự việc xảy ra, DN cam kết nhận anh Thịnh trở lại làm việc. DN cũng đã hỗ trợ viện phí, tiền lương; còn việc bồi thường, “DN sẽ bồi thường cao hơn quy định”. Tuy nhiên, bồi thường bao nhiêu thì ông Nam không tiết lộ mà bảo sẽ báo cáo lãnh đạo rồi thông tin sau.

 

Kiện ra tòa

Một thanh tra viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết khi TNLĐ xảy ra, DN phải khai báo với cơ quan chức năng, nếu vụ việc nghiêm trọng, thanh tra sẽ lập đoàn kiểm tra, xử phạt và buộc khắc phục hậu quả. Nếu NLĐ khiếu nại mà DN không giải quyết thì có thể kiện ra tòa để được bảo vệ quyền lợi. Còn theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, DN phải chịu toàn bộ chi phí thuốc men từ khi sơ cấp cứu đến khi điều trị lành bệnh cho NLĐ, trả đủ tiền lương và bồi thường cho NLĐ theo điều 144, 145 Bộ Luật Lao động.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo