xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp

Văn Duẩn

(NLĐO)- Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng việc cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động.

Cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: Sơn Tùng

Chiều nay 14-12, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Tổng Liên đoàn Lao Động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Toạ đàm Câu lạc bộ Doanh nghiệp vì người lao động với chủ đề “Doanh nghiệp với phúc lợi cho người lao động”. Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia về lao động; đại diện LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành; cán bộ Công đoàn cơ sở; Công đoàn trên cơ sở cùng đại diện 60 doanh nghiệp được xếp hạng Doanh nghiệp vì người lao động năm 2018 và một cố công nhân, lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trên.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Bảng xếp hạng "Doanh nghiệp vì người lao động năm 2018", Ban tổ chức đã thực hiện tọa đàm nhằm chia sẻ thông tin, vấn đề lý luận rất cơ bản về vấn đề phúc lợi - vấn đề quan tâm của cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

"Chúng tôi mong muốn chủ doanh nghiệp, người lao động, cán bộ Công đoàn chia sẻ mô hình, kinh nghiệm đã làm tốt để chúng ta hướng tới việc doanh nghiệp mỗi ngày sẽ chăm lo tốt hơn cho người lao động. Dùng phúc lợi để thu hút được người lao động đến với doanh nghiệp của mình. Đây cũng là dịp để người lao động nói lên tiếng nói của mình về vấn đề thực hiện phúc lợi cho người lao động của các doanh nghiệp"- ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết thực tế hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp có thương hiệu lớn, công nghệ cao, bảo đảm đời sống cho người lao động thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp khó khăn, thực hiện việc chăm lo cho người lao động còn hạn chế. Những vấn đề xã hội như quan hệ lao động ở nhiều đơn vị còn phức tạp, lao động nhảy việc, khan hiếm lao động ở một số lĩnh vực, là những vấn đề xã hội rất cần có sự quan tâm giải quyết.  

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cho rằng bản chất của phúc lợi là chia sẻ hay phân phối lại "chiếc bánh" lợi nhuận, thông qua các hình thức khác nhau. Việc thực hiện phúc lợi cho người lao động mang lại nhiều lợi ích như: Người lao động có động lực làm việc, từ đó dẫn tới tăng năng suất lao động. Người lao động yên tâm và gắn bó với công việc, từ đó giảm biến động lao động, giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng, đào tạo lao động mới và thời gian làm quen với công việc. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, đóng góp phát triển bền vững.

Cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Thu Lan trình bày tham luận tại buổi tọa đàm - Ảnh: Sơn Tùng

Việc xác lập phúc lợi cho người lao động thông qua thương lượng, đối thoại là rất quan trọng. Tuy nhiên, bà Lan cho biết việc thương lượng có thể bị cản trở bằng các hành vi khác nhau, điển hình như việc phân biệt đối xử là hành vi nhắm vào cán bộ Công đoàn và người lao động để họ không thể, không dám nói, không dám thương lượng với nhiều phương thức khác nhau. Thêm nữa, các doanh nghiệp còn bằng nhiều hình thức khác nhau để thao túng cán bộ Công đoàn và người lao động trong việc ngăn cản thương lượng tập thể.

"Đề nghị các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tham gia thương lượng tập thể một cách thiện chí, không phân biệt đối xử, không can thiệp thao túng, thương lượng thực chất và bình đẳng với công đoàn và người lao động để đảm bảo phúc lợi trong các bản thỏa ước có chất lượng"- Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn đề nghị.


Cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp - Ảnh 3.

Ông Park Sung Geun, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, phát biểu - Ảnh: Sơn Tùng

Ông Park Sung Geun, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho biết thời gian qua, Samsung đã thực hiện rất nhiều chính sách để chăm lo cho người lao động Việt Nam. "Triết lý kinh doanh của Samsung là coi trọng con người. Bởi chúng tôi quan niệm để làm được những sản phẩm tốt thì người lao động phải được làm việc trong môi trường tốt. Để làm được điều này, chúng tôi luôn đẩy mạnh sự đoàn kết, đồng lòng, người lao động coi nhau như người trong một gia đình để có sự đồng tâm nhất trí"- ông Park Sung Geun chia sẻ.

Đại diện Samsung Việt Nam cho biết với đặc thù là doanh nghiệp trong lĩnh vực IT, lắp ráp những phụ kiện nhỏ, công việc phù hợp với nhân viên nữ, nên hiện nay trong số nhân viên của Samsung có đến 75% là lao động nữ. Trong đó có khoảng 18.000 phụ nữ trong diện được hưởng chính sách liên quan đến việc mang thai và nuôi con nhỏ. 

Với đặc thù này, Samsung đã đẩy mạnh việc tạo ra môi trường làm việc tốt nhất phù hợp với đối tượng lao động nữ. Cụ thể, về chế độ cho nhân viên nữ mang thai, hiện Samsung đang thực hiện các chính sách: Nhân viên sản xuất nữ mang thai nếu có nguyện vọng có thể đăng ký nghỉ hưởng 50% lương từ tháng thứ nhất. Ngoài ra, công ty xây dựng phòng Mommy room cho nhân viên mang thai và nuôi con nhỏ sử dụng. Thêm vào đó, trong thời gian thai kỳ, nhân viên mang thai sẽ được cấp phát thuốc an thai định kỳ theo tháng và được sắp xếp làm công việc nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu (có ghế ngồi).

Samsung cũng có chính sách nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương số ngày cao hơn luật (cụ thể nghỉ kết hôn, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, vợ/chồng mất được nghỉ 5 ngày). "Chúng tôi cũng bố trí những xe buýt để đưa đón nhân viên đi làm. Những nhân viên ở xa thì sẽ được sắp xếp ở trong ký túc xá sạch đẹp với trang thiết bị tiện nghi, hiện đại, có điều hòa, máy giặt, phòng chiếu phim, tòa phúc lợi có canteen, siêu thị, salon tóc, phòng tập Yoga, tập Gym… để người lao động có thể nghỉ ngơi"- đại diện Công ty Samsung cho biết.


Cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp - Ảnh 4.

Bữa an trưa của công nhân Samsung Việt Nam

Để giúp nhân viên thực hiện ước mơ vào đại học, Công ty Samsung cho biết đã kết hợp với trường đại học ở Bắc Ninh tạo điều kiện cho nhân viên được học liên thông, nâng cao trình độ....

"Có rất nhiều khóa học mà người lao động có thể lựa chọn. Ví dụ như với đối tượng lao động nữ, chúng tôi mở những khóa học làm đẹp, để sau này lao động không còn làm việc ở công ty thì có cơ hội để chuyển đổi công việc hoặc tự mở những cơ sở về làm đẹp để có thu nhập phục vụ cuộc sống..."- đại diện Samsung Việt Nam bày tỏ.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, ông Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao các ý kiến của đại biểu là chuyên gia, chủ sử dụng lao động, cán bộ Công đoàn đưa ra trong buổi tọa đàm. Ông mong những chủ doanh nghiệp sẽ chăm lo tốt hơn cho người lao động. "Cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội tiến bộ, vì con người. Tôi khẳng định việc cải thiện chế độ phúc lợi cho người lao động là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động" - ông Hiểu nhấn mạnh.


Bảng xếp hạng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2018 do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH; VCCI thực hiện.

Lễ vinh danh 60 doanh nghiệp tiêu biểu năm nay sẽ diễn ra vào 9 giờ ngày 15-12, tại Cung văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo