xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhiều chuyên gia cho rằng công việc tuyển dụng trong năm 2023 sẽ gặp nhiều thách thức khi xu hướng tìm việc của người lao động đang thay đổi

Khảo sát lương năm 2023 của Navigos Group cho thấy người lao động (NLĐ) kỳ vọng nhiều về chính sách lương thưởng của doanh nghiệp (DN) trong năm 2023. Theo đó, 45,62% NLĐ bày tỏ mong muốn lương sẽ được tăng đều hằng năm từ 10% trở lên. NLĐ cũng kỳ vọng DN có thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, du lịch, thêm các trợ cấp vào những ngày lễ, nghỉ trong năm...

Lấy người lao động làm trung tâm phát triển

Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì NLĐ kỳ vọng trong quá trình làm việc hay tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Sau 3 năm thăng trầm của thị trường lao động, giờ đây NLĐ còn mong đợi sự an toàn trong công việc, văn hóa DN thay đổi theo chiều hướng cởi mở và san sẻ thông tin, lấy NLĐ làm trọng tâm trong phát triển DN.

Quyết định nghỉ việc từ trước Tết để tìm "bến đỗ" mới trong năm 2023, Lê Văn Thịnh (26 tuổi, quê Tiền Giang) mong muốn tìm được công việc có thể làm việc linh hoạt. Vốn là kỹ sư lập trình, với nhiều năm làm việc cho một công ty Nhật Bản có chi nhánh tại quận Tân Bình, TP HCM, dù thu nhập tốt nhưng áp lực công việc quá nặng nề nên Thịnh quyết định "nhảy việc".

Làm ở công ty cũ, gần như cả năm Thịnh không đi đâu xa, chỉ từ nhà trọ đến công ty, nhiều khi còn làm cả ngày lễ, chủ nhật để cho kịp tiến độ công việc. "Nhiều việc nhưng công ty không tuyển thêm người. Do vậy, công việc nhiều khiến tôi mệt mỏi nên xin nghỉ để tìm việc làm khác dễ thở hơn. Tôi muốn được làm việc thoải mái, không gò ép để có thời gian dành cho bản thân" - Thịnh bộc bạch.

Một đồng nghiệp cũng nghỉ việc cùng lúc với Thịnh là Võ Đức Bảo (27 tuổi, quê Khánh Hòa) cho rằng công ty trả lương cao nhưng không quan tâm đến sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Nhiều nhân viên đã đề nghị được làm việc ở nhà nhưng công ty vẫn giữ quan điểm chấm công bằng thẻ từ nên không thể không lên văn phòng. Đó là cách làm việc không hợp thời với ngành công nghệ thông tin.

Chị Võ Thị Ánh (28 tuổi, quê Gia Lai) cũng đang tìm kiếm công việc mới sau thời gian khởi nghiệp không thành công. Học ngành dược nhưng Ánh lại có gần 4 năm làm nhân sự và 2 năm tự kinh doanh online. Với ngoại hình khá sáng, hồ sơ đẹp, Ánh kể đã có vài công ty hẹn phỏng vấn nhưng chưa xác nhận vì cần thời gian để tìm hiểu các công ty đó.

"Không còn trẻ nên tôi muốn chọn một nơi làm việc phù hợp để gắn bó dài lâu, nơi có các chính sách chăm lo nhân viên như: thai sản, bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ phép, thưởng định kỳ và cả kế hoạch phát triển nhân sự của công ty nữa" - Ánh nói.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống - Ảnh 1.

Người lao động ngày càng quan tâm đến môi trường làm việc năng động, gắn kết nhiều hơn

Cần có chế độ làm việc linh hoạt

Bà Đặng Trịnh Nhã Hương, Giám đốc khu vực miền Nam của Navigos Search, thuộc Navigos Group, cho rằng năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, gần một nửa số lượng NLĐ tham gia khảo sát chưa có ý định thay đổi công việc mới trừ khi tìm thấy cơ hội mới tốt hơn. Điều này cho thấy tâm lý muốn chắc chắn và an toàn ít nhiều ảnh hưởng đến NLĐ, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Khảo sát cũng cho thấy chính sách cải tiến về lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp được các DN đẩy mạnh trong thời gian qua. Một số mong đợi khác về chính sách làm việc mới linh hoạt hơn, cơ hội học hỏi và thăng tiến, môi trường làm việc và văn hóa DN, ứng dụng công nghệ, sự lắng nghe từ DN cũng được NLĐ quan tâm nhưng DN chậm cải tiến. "Do vậy, DN cần cải tiến quy trình tuyển dụng và xây dựng ngay lộ trình làm việc, phúc lợi mới để giữ chân và thu hút nhân tài" - bà Hương nói.

Theo ông Hồ Văn Tâm, sáng lập và điều hành của InTalents (quận Tân Bình, TP HCM), NLĐ kỳ vọng rất cao về môi trường làm việc kể từ khi dịch COVID-19 được khống chế. Trong năm 2023, NLĐ mong muốn DN có sự thay đổi về không gian làm việc, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển công nghệ phục vụ cho công việc.

Bên cạnh đó, NLĐ cũng mong đợi sự cải tiến và xây dựng văn hóa nội bộ rõ ràng, gần gũi và giảm giờ làm việc hằng tuần để tái tạo sức lao động. Ngoài ra, phần đông NLĐ cũng kỳ vọng DN có chế độ làm việc linh hoạt, được nghỉ làm việc ngày thứ bảy.

"Tất cả điều đó cấu thành nên văn hóa DN. Đó là một phần quan trọng trong trải nghiệm của NLĐ và ảnh hưởng đến tinh thần, năng suất, tư duy cũng như mức độ gắn bó lâu dài của họ. Do đó, duy trì văn hóa DN cũng được xem là một trong những thách thức phổ biến nhất mà ngành tuyển dụng phải đối mặt vào năm 2023" - ông Tâm nhấn mạnh.

4 nhóm chính sách có lợi cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), trong đó tập trung vào 4 nhóm chính sách. Nhóm 1: quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; nhóm 2: hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động; nhóm 3: phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nhóm 4: thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo