xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần sớm xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu

QUẾ CHI - VŨ HẢI (Báo Lao Động)

Trong buổi làm việc với Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương và BHXH, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có kiến nghị Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành Luật Tiền lương tối thiểu.

Trao đổi với phóng viên về đề xuất này, ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho biết:

Cần sớm xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu - Ảnh 1.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam

- Ông Ngọ Duy Hiểu: Trong Bộ luật Lao động, vấn đề tiền lương tối thiểu (LTT) được quy định ở Điều 91. Theo kế hoạch xây dựng các luật để triển khai, thi hành Hiến pháp năm 2013, trong đó có kế hoạch xây dựng Luật về TLTT.

Ngoài ra, theo tư duy thiết kế Bộ luật Lao động và trong suốt quá trình hoàn thiện bộ luật này, chúng ta đã chuyển dần từ một bộ luật lớn, bao trùm thành một bộ luật và các luật chuyên ngành sâu, ví như ta đã tách các chế định tương ứng trong Bộ luật Lao động trước đây thành Luật BHXH, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động. Theo lộ trình trên thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ có Luật TLTT, Luật Hợp đồng lao động, Luật về thời gian công việc, và cả đình công, tranh chấp lao động.

Cần sớm xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu - Ảnh 2.

Hiện nay, quy định về tiền LTT chỉ nằm trong quy định ở một điều của Bộ luật Lao động, do đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ), chúng ta gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu căn cứ, cơ sở pháp lý cụ thể khi thương lượng, đàm phán. Với NLĐ, tiền LTT hết sức quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. Vì vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất Chính phủ sớm xây dựng Luật tiền sLTT.

Thưa ông, thực tế qua các lần đàm phán LTT vùng, Tổng LĐLĐ Việt Nam thấy phát sinh những điều bất cập gì do quy định về LTT vùng chưa đầy đủ?

- Mặc dù chưa có quy định cụ thể trong các văn bản luật, nhưng Hội đồng Tiền lương quốc gia khi đàm phán, thương lượng, biểu quyết mức tiền LTT đều phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố, bao gồm mức sống tối thiểu, mức lương phổ biến trên thị trường lao động, năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp và duy trì mức độ có việc làm của lực lượng lao động.

Tuy nhiên, thực tế phát sinh rất nhiều bất cập; mỗi lần thương lượng, đàm phán rất vất vả, bởi quy định pháp luật chưa thật sự đầy đủ. Ví dụ, khái niệm nhu cầu sống tối thiểu là một yếu tố động, rất khó xác định chính xác. Bên cạnh đó, pháp luật chưa quy định các tiêu chí cụ thể để xác định "nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ" cũng như cơ quan có thẩm quyền công bố "nhu cầu sống tối thiểu".

Hệ lụy của bất cập này dẫn đến tình trạng mỗi năm các cơ quan chức năng khác nhau lại đưa ra những con số khác nhau về "nhu cầu sống tối thiểu" làm cho việc thương lượng, đàm phán về mức lương tối thiểu hằng năm của Hội đồng Tiền lương quốc gia gặp nhiều khó khăn. Rồi khả năng chi trả của doanh nghiệp ra sao, tác động của yếu tố năng suất như thế nào...

Việc xây dựng Luật tiền LTT không những có lợi cho NLĐ mà còn là động lực giúp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định thông qua cơ chế thương lượng của ba bên: Đại diện NLĐ, đại diện chủ sử dụng lao động và Chính phủ. Xuất phát từ góc độ bảo vệ NLĐ, chúng tôi thấy cần thiết phải xây dựng Luật tiền LTT.

Thưa ông, việc xây dựng Luật tiền LTT mới chỉ là đề xuất, và nếu bắt tay vào xây dựng thì cũng cần phải có lộ trình. Vậy, trước mắt, theo ông, Nhà nước cần làm gì để thúc đẩy việc thực hiện lương tối thiểu của Việt Nam được tốt hơn?

- Trước mắt, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tiền LTT trong Bộ luật Lao động, phải quy định rõ các căn cứ, cơ sở để xác định mức tiền LTT. Đồng thời, phải quy định các tiêu chí xác định mức sống tối thiểu, cơ quan có thẩm quyền xác định mức sống tối thiểu và thời điểm công bố mức sống tối thiểu, bởi mức sống tối thiểu là căn cứ quan trọng để Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định mức TLTT. Bên cạnh đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia cần xác định và công bố lộ trình đến năm 2019, tiền LTT của NLĐ phải đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.

Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ bổ sung thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia theo hướng tăng thêm đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia để đảm bảo tính khách quan và khoa học như đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (hai tổ chức đại diện cho lao động nữ và lao động trẻ), một luật sư và một chuyên gia về lao động - tiền lương.

Ngoài việc điều chỉnh mức LTT vùng, Chính phủ cần chỉ đạo việc xây dựng và giám sát thực hiện thang, bảng lương theo Nghị định 49 năm 2013 để NLĐ được nâng lương định kỳ, theo năng suất, hiệu quả công việc làm căn cứ đóng BHXH; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về tiền lương.

Trên thế giới hiện nay có tới 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam công bố mức lương tối thiểu; chỉ rất ít các quốc gia phát triển - nơi năng lực thương lượng của NLĐ và doanh nghiệp cân bằng. Mục tiêu của LTT để bảo vệ, cải thiện đời sống NLĐ, đặc biệt nhóm có thu nhập thấp; bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, không được tạo lợi thế cho hàng hóa, dịch vụ có giá thấp nhờ trả lương dưới mức tối thiểu; giảm thất nghiệp, duy trì tỉ lệ có việc làm cao để hướng tới mục tiêu phát triển lành mạnh của quốc gia

.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo