xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần sửa Luật Công đoàn để thích ứng tình hình mới

Bài và ảnh: VĨNH TÙNG

Nghiên cứu mở rộng quyền CĐ tới các nhóm người lao động di trú “thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thương” như lao động là người nước ngoài tại VN, lao động VN tại nước ngoài và lao động khu vực phi kết cấu...

"Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập, trước yêu cầu bức thiết về vai trò bảo vệ người lao động (NLĐ) của tổ chức Công đoàn (CĐ), đòi hỏi Luật CĐ năm 1990 phải được sửa đổi, bổ sung để thích ứng với tình hình mới”. Ông Lê Thanh Khương, Trưởng Ban Pháp luật Tổng LĐLĐ VN, đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo “Luật CĐ năm 1990 thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện” do Tổng LĐLĐ VN và Viện FES (Cộng hòa Liên bang Đức) phối hợp tổ chức trong hai ngày 18 và 19-12, tại TP Vũng Tàu.

DN gây khó CĐ

Luật CĐ 1990 quy định rõ quyền gia nhập, thành lập và hoạt động CĐ. Tuy nhiên, thực tế ở khu vực ngoài quốc doanh (NQD), nhất là trong doanh nghiệp (DN) dân doanh, DN vốn nước ngoài (FDI), nhiều chủ DN tìm cách né tránh, trì hoãn, ít tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ thực hiện quyền này. Sự cản trở, gây khó khăn của chủ DN được thực hiện rất tinh vi nên rất khó kiến nghị, xử lý theo quy định của pháp luật. Ông Lê Đình Quảng, chuyên viên Ban Pháp luật Tổng LĐLĐ VN, cho biết hiện có khoảng 85% DN dân doanh, 65% DN FDI chưa có CĐ.

Về pháp lý, quyền đại diện của CĐ được xác lập trong hiến pháp và pháp luật về CĐ. Tổ chức CĐ được thành lập theo Điều lệ CĐ VN là người đại diện cho CNLĐ. Song theo ông Huỳnh Tấn Kiệt, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, ở khu vực NQD, quyền đại diện của CĐ còn mang tính hình thức, chưa phát huy vai trò là người “duy nhất” đại diện cho CNLĐ, thể hiện qua thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể . Tổng LĐLĐ VN cũng nhận định ở nhiều DN, quyền đại diện ký thỏa ước lao động tập thể của CĐ gặp rất nhiều khó khăn; tỉ lệ DN có thỏa ước lao động tập thể ở khu vực NQD chỉ đạt khoảng 20% mà chất lượng chưa cao.

Hạn chế quyền kiểm tra, giám sát của CĐ

Theo quy định của Luật CĐ, CĐ có quyền tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động... Tuy nhiên, Tổng LĐLĐ VN nhìn nhận: “Việc chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của CĐ ít được thực hiện”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khương, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, lý giải: “Nguyên nhân một phần là do quy định của pháp luật còn chung chung, thiếu chế tài bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của CĐ. Cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ chưa có cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của CĐ”. Bà Phạm Thị Hoa, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ TPHCM, chỉ ra một thực tế: “Ở khu vực NQD, cán bộ CĐ có thể bị chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào theo ý kiến chủ quan của người sử dụng lao động”.

Khi tranh chấp lao động, đình công xảy ra, CĐ luôn là cơ quan có mặt sớm nhất để tham gia giải quyết. Nhưng, các đại biểu cũng nhìn nhận: Vai trò CĐ cơ sở trong việc nắm bắt thông tin, tham gia giải quyết tranh chấp lao động còn hạn chế, chưa thực hiện được vai trò tổ chức lãnh đạo đình công.

Xây dựng cơ chế đối thoại

Hội thảo thống nhất quan điểm nghiên cứu mở rộng quyền CĐ tới các nhóm NLĐ di trú “thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thương” như lao động là người nước ngoài tại VN, lao động VN tại nước ngoài và lao động phi kết cấu. Riêng về quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ của CĐ, nhiều ý kiến đề xuất: Cần tiếp tục xây dựng theo hướng giảm những phần việc không thuộc trách nhiệm của CĐ để CĐ tập trung đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. “Với một số lĩnh vực cụ thể, quan trọng như quyền CĐ trong quan hệ lao động, xây dựng chính sách, pháp luật..., luật cần có quy định riêng nhằm tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay”- ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân-TPHCM, góp ý.

Một vấn đề quan trọng không kém là tự thân tổ chức CĐ phải đổi mới hoạt động theo hướng xây dựng cơ chế đối thoại với các nhà đầu tư nước ngoài, các DN trong nước, bảo đảm quan hệ lao động hài hòa.

Ông Lê Thanh Khương, Trưởng Ban Pháp luật Tổng LĐLĐ VN:

Bổ sung các chế tài pháp lý

Sự thiếu vắng những quy định về cơ chế bảo đảm, thi hành, đặc biệt là các quy định về chế tài đối với những hành vi vi phạm Luật CĐ là một trong những hạn chế lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và tính khả thi của Luật CĐ năm 1990. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật CĐ phải hướng việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền CĐ, cụ thể là cần bổ sung các chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm Luật CĐ; thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật CĐ; quyền khởi kiện và cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền CĐ...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo