xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạnh tranh bằng... quan hệ lao động

Phạm Hồ

Người lao động được chăm lo tốt sẽ phát huy tinh thần hợp tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

“Sau một thời gian thực hiện việc cải thiện điều kiện làm việc, bếp ăn tập thể, quản lý nhân lực... năng suất của công ty tăng 10%, thu nhập của người lao động (NLĐ) cũng tăng tương ứng”. Bà Lê Quang Thu Ngọc, Giám đốc nhân sự Công ty Far Eastern (tỉnh Bình Dương), cho biết như vậy tại hội nghị tổng kết chương trình “Cải tiến doanh nghiệp (DN)” do Chi nhánh Phòng Thương mại Công nghiệp VN (VCCI) tại TPHCM tổ chức mới đây.


Giải quyết mâu thuẫn


Tăng năng suất lao động luôn là mục tiêu của DN nhưng mục tiêu này luôn bị cản trở bởi thực tế: Tăng năng suất thì số lượng hàng hư, hàng lỗi cũng tăng. Một chương trình tập huấn về hợp lý hóa sản xuất được các chuyên gia của VCCI tập huấn cho các DN tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai. Tại Công ty May Đồng Tiến (TPHCM), công ty đã tách 2 chuyền sản xuất để áp dụng thí điểm. Trước hết, công ty phân loại cụ thể chất lượng tay nghề từng công nhân (CN), phân loại sản phẩm hoàn thành... Từ kết quả phân loại này, công ty bố trí lại chuyền may và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu đến từng máy. Kết quả: Năng suất tăng từ 20% đến 25% sau một tháng thử nghiệm. Đáng ghi nhận hơn, sản phẩm bị lỗi cũng giảm rất nhiều so với trước.

img
Sinh hoạt tổ sản xuất cuối tuần tại Công ty United Sweethearts. Ảnh: C.T.V


Còn tại Công ty Far Eastern, bà Thu Ngọc cho biết thêm: Để có được năng suất cao, đòi hỏi NLĐ phải đồng lòng, gắn bó, tinh thần trách nhiệm cao. Công ty tăng khẩu phần ăn, giảm giờ làm cho lao động nữ có thai, cải tiến hệ thống nhà vệ sinh, cải thiện bữa ăn giữa ca... làm cho NLĐ yên tâm. Sau 4 tháng thực hiện cải tiến, tỉ lệ lao động biến động từ 9,31% giảm còn 5,3%.


Công nhân tham gia điều hành 


Ông Trần Minh Nghĩa, Phó Giám đốc Công ty Agtex 28-1 (quận Gò Vấp – TPHCM), cho biết việc công khai các chính sách phát triển DN, kêu gọi NLĐ đóng góp ý kiến cho sản xuất mang lại lợi ích rất lớn. Một DN có vài trăm lao động, nếu lãnh đạo chịu tiếp thu thì sẽ có vô số ý kiến đóng góp của CN mà những ý kiến này rất sát thực tế. Bởi vậy, ban giám đốc công ty đã công khai số điện thoại di động cho CN biết và họ có thể liên lạc bất cứ lúc nào, về bất cứ vấn đề gì liên quan đến công ty.


 
Còn tại Công ty United Sweethearts (tỉnh Đồng Nai), CĐ đã đề nghị giám đốc thiết lập quan hệ 3 bên: CĐ, giám đốc và CN. Mỗi sáng thứ hai, giám đốc dành 20 phút để đối thoại với CN về những vấn đề diễn ra trong tuần và giải quyết kiến nghị của CN. Ban giám đốc cũng công bố số điện thoại để CN phản ánh những vấn đề không thể phản ánh qua những kênh thông tin khác. Chiều thứ bảy, công ty dành 15 phút để sinh hoạt tổ sản xuất: Ghi nhận ý kiến đóng góp về bữa ăn giữa ca, máy móc thiết bị, môi trường lao động... Công ty còn khuyến khích CN đánh giá về lãnh đạo các cấp ở nhà máy.


Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch CĐ Công ty United Sweethearts, nhìn nhận: “Chúng tôi mạnh dạn công khai những vấn đề của công ty để cùng tìm biện pháp giải quyết rốt ráo. Được thỏa mãn điều kiện làm việc, được bày tỏ chính kiến nên CN rất vui vẻ, phấn chấn và làm việc rất hăng hái, nhiệt tình”.

img

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da Giày VN:

Ưu thế từ nguồn lao động


Nguồn nguyên liệu ít, lợi thế về giá nhân công không còn, năng suất không cao..., ngành dệt may, da giày của VN lấy gì để cạnh tranh? Nguồn lao động ổn định và có chất lượng là lợi thế. Muốn có được điều đó, các DN phải chăm sóc tốt cho NLĐ để họ an tâm và cống hiến hết khả năng của mình.



img

Bà Rie Vejs Kjeldgaard, Giám đốc ILO tại VN:

Công khai để phát triển


Vấn đề này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của DN, nó giúp DN phát huy được tinh thần hợp tác của NLĐ. Có được nguồn lao động tốt, năng suất, chất lượng sản phẩm cao là lợi thế cạnh tranh của DN. Từ đó, DN mới có điều kiện chăm lo tốt cho NLĐ và giúp đỡ cộng đồng.

 

20 DN thí điểm

Chương trình “Cải tiến doanh nghiệp” gồm: Hợp tác tại nơi làm việc, quản trị nguồn nhân lực và quan hệ lao động, an toàn vệ sinh lao động, quản lý chất lượng, năng suất và sản xuất sạch. Vấn đề trọng tâm của chương trình chính là cải thiện quan hệ lao động, tạo môi trường làm việc thoải mái, tin cậy lẫn nhau. Đến nay, có 20 DN tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh thí điểm thực hiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo