xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc

C. Nguyên

(NLĐO) - Việc triển khai mô hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc nhằm triển khai sâu rộng, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với lao động nữ.

Sáng 19-7, tại TP Buôn Ma Thuột, Ban Nữ công - Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức Hội thảo tìm hiểu về mô hình điển hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc - Ảnh 1.

Ban Nữ công - Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tìm hiểu về mô hình điển hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc

Tham dự hội thảo có bà Đỗ Hồng Vân, Quyền Trưởng Ban nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk cùng lãnh đạo các Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được tìm hiểu mô hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc của Công đoàn Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk. Các đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi các nội dung như: Thực trạng thực hiện quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp hiện nay, những chính sách doanh nghiệp đang áp dụng nhằm chăm lo tốt hơn quyền của lao động nữ, vai trò của Ban Nữ công quần chúng và CĐCS, Công đoàn cấp trên cơ sở trong quá trình đối thoại với người sử dụng lao động. 

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận những nội dung mà Công đoàn đưa ra đối thoại với người sử dụng lao động nhằm cải thiện và chăm lo tốt hơn cho lao động nữ tại đơn vị.

Chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc - Ảnh 2.

Bà Đỗ Hồng Vân, Quyền Trưởng Ban nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Tại hội thảo, bà Đỗ Hồng Vân cho biết cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động lớn đến người lao động, đặc biệt là lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập. Điều này đòi hỏi người lao động phải nâng cao tay nghề, trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đồng thời, tổ chức Công đoàn cũng cần có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ người lao động rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề cũng như đàm phán với người sử dụng lao động có những chính sách hỗ trợ cho lao động nữ.

Chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk, phát biểu về tình hình công tác chăm lo cho nữ đoàn viên

Thông qua hội thảo, Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam nắm bắt, đánh giá vai trò của Ban nữ công quần chúng và CĐCS trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền của lao động nữ. Nắm bắt thực trạng thực hiện chế độ, chính sách cho lao động nữ tại các đơn vị, những nội dung, cách làm hay, hiệu quả và khó khăn khi Công đoàn đối thoại với người sử dụng lao động.

Chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc - Ảnh 4.

Các đại biểu đọc tham luận tại hội thảo

Qua đó, triển khai sâu rộng, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với lao động nữ, xây dựng, nhân rộng mô hình điểm về chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo