xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chân yếu tay mềm làm sao nổi?

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA (Lao Động)

Hiện nay, do điều kiện làm việc vất vả, khó khăn, bị vắt kiệt sức lực nên nhiều lao động nữ sản xuất trực tiếp đến độ tuổi 40-45 đã “mắt mờ, chân chậm”, không kham nổi, phải nghỉ việc.

Chính vì vậy, nghe thông tin về đề án tăng tuổi nghỉ hưu, trong đó tuổi nghỉ hưu của lao động nữ (LĐN) tăng lên 60, nhiều nữ LĐN trực tiếp không đồng tình, bởi hiện nay họ đã "oải" rồi; nếu tăng tuổi nghỉ hưu nữa thì chịu sao thấu?

Không hợp lý!

Theo dự thảo Đề án cải cách BHXH của Bộ LĐ-TB- XH, liên quan đến đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, hiện nay có 2 phương án: Phương án một là nâng tuổi nghỉ hưu của LĐN lên 60, lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai là nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Như vậy, dù là phương án nào thì tuổi nghỉ hưu của nữ cũng tăng lên 60, so với 55 như hiện nay.

Chân yếu tay mềm làm sao nổi? - Ảnh 1.

Nhiều lao động nữ đang làm việc trong các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử bị người sử dụng lao động cho nghỉ việc ở tuổi 30-35 với lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu sản xuất"

Để khảo sát ý kiến của nữ công nhân (CN)] rực tiếp về tăng tuổi nghỉ hưu, phóng viên đã cất công sang KCN Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội). Vừa đi làm về, trên khuôn mặt hiện rõ vẻ phờ phạc mệt mỏi, khi được hỏi ý kiến về việc tăng tuổi hưu đối với nữ giới lên 60, nữ công nhân (CN) Vũ Thị Phương (SN 1978) giật mình: "Mấy nay trên công ty, khi ngồi giải lao, chị em có nói về vấn đề này, nhưng tôi không để ý vì còn công việc áp lực quá. Nhưng nếu là tăng tuổi hưu thật thì tôi không đồng ý".

Theo chị Phương, tuổi thọ trung bình chắc chỉ được 65 tuổi đến 70 tuổi, vậy mà làm việc đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu thì những CN như chị dành thời gian đâu để nghỉ ngơi mà hưởng lương hưu cả đời mình vất vả đi làm. "Mỗi khi đi làm mệt nhọc, ngoài động lực kiếm tiền cho con cái học hành, chăm lo đời sống bản thân và gia đình tốt hơn thì chúng tôi còn trông chờ vào lương hưu nữa. Chúng tôi cố gắng lấy mấy chục năm làm việc cần mẫn để khi về già tầm 55 tuổi được sống an nhàn mà hưởng lương hưu. Vậy mà bây giờ, nữ CN chúng tôi còn phải bỏ thêm 5 năm gần cuối đời để làm việc. Như vậy, không hợp lý" - chị Phương chia sẻ.

Chịu sao nổi nếu 60 tuổi mới nghỉ hưu?

Còn chị Đỗ Thị Phấn (CN đang làm việc tại KCN Bảo Minh, Nam Định) chia sẻ, những CN như chị chuyên làm việc chân tay, rất vất vả. Thế nên không muốn tuổi nghỉ hưu tăng thêm. "Có làm việc của chúng tôi thì những người đề ra việc tăng tuổi nghỉ hưu mới có thể hiểu được. Sống không được bao nhiêu, dành gần hết cuộc đời để làm việc. Mấy năm cuối đời để nghỉ ngơi, giờ lại bị dựng dậy, đi làm thêm 5 năm nữa. Chưa kể đến những nữ CN còn làm việc tiếp xúc với khí độc, hại cho sức khỏe thì làm sao chịu đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu" - chị Phấn bức xúc.

Cũng theo chị Phấn, nếu tăng tuổi hưu thì có thể tốt cho những người lao động (NLĐ) trí óc, họ có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước, xã hội. Nhưng với những người làm CN, lao động chân tay như chị thì không muốn. Vì công việc quá vất vả rồi, chỉ mong chờ đủ năm làm việc để nghỉ hưu. Bây giờ mà tăng thêm, thì thời gian hưởng lương hưu của họ bị cắt hẳn 5 năm.

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) - không nên nâng tuổi nghỉ hưu với NLĐ trực tiếp sản xuất, dịch vụ. Theo ông Quảng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là không phù hợp với NLĐ làm việc trong các ngành nghề LĐ chân tay. "Thực tế, hiện nay rất nhiều LĐN đang làm việc trong các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử bị người sử dụng LĐN cho nghỉ việc ở tuổi 30-35 với lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu sản xuất" - ông Quảng nói.

Bên cạnh đó, những lao động làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay còn phải đối mặt với một nguy cơ nữa là bị mất việc trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong thập niên tới, 86% số NLĐ Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa; trong khi đó, 3/4 số lao động làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện - điện tử có thể bị thay thế bởi robot. Như vậy, NLĐ, nhất là LĐN còn đang lo lắng trước nguy cơ bị mất việc này thì lại bị "bồi" thêm bởi viễn cảnh phải tăng tuổi nghỉ hưu; gánh nặng lại càng chồng chất lên đôi vai họ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo