xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CHIẾN DỊCH THANH TRA LAO ĐỘNG NĂM 2019: Công bố doanh nghiệp sai phạm với truyền thông

BẠCH ĐẰNG

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng chiến dịch Thanh tra lao động năm 2019 với chủ đề "Tuân thủ pháp luật lao động để phát triển bền vững ngành chế biến gỗ" nhằm thúc đẩy tuân thủ pháp luật trong một ngành mũi nhọn

Phóng viên: Thưa ông, tại sao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) lại tổ chức chiến dịch thanh tra. Việc công bố rộng rãi có khiến doanh nghiệp (DN) đối phó?

- Ông NGUYỄN TIẾN TÙNG: Ngành LĐ-TB-XH hiện nay chỉ có 500 thanh tra viên, riêng lực lượng thanh tra lao động chỉ khoảng 150 người, trong khi cả nước có gần 800.000 DN. Để có thể kiểm tra các DN thì chúng ta phải mất 50 năm. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược tiếp cận mới, huy động các bên tham gia, đặc biệt là truyền thông, qua đó khuyến cáo DN phải tự điều chỉnh vì quyền lợi của mình và bảo đảm quyền lợi người lao động (NLĐ). Chiến dịch không nhắm đến hiệu ứng tức thì, mà qua lôi kéo các bên liên quan để tạo được hiệu ứng trong năm chiến dịch và những năm tiếp theo, không chỉ trong ngành chế biến gỗ mà còn những ngành khác.

CHIẾN DỊCH THANH TRA LAO ĐỘNG NĂM 2019: Công bố doanh nghiệp sai phạm với truyền thông - Ảnh 1.

Các cơ quan truyền thông sẽ tiếp cận như thế nào đối với hoạt động thanh tra lao động?

- Tất cả kết luận thanh tra cũng như kết quả điều tra tai nạn lao động đã ký đều phải được công khai bằng nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở cấp bộ, việc công khai được thực hiện thông qua hình thức công bố kết luận trên website của bộ (Molisa.gov.vn). Các địa phương có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy điều kiện, song nguyên tắc là phải công khai. Nếu địa phương nào không công khai, báo chí cứ phản ánh, chúng tôi sẽ yêu cầu chánh thanh tra các sở LĐ-TB-XH phải công bố, qua đó tạo sức ép với các DN.

CHIẾN DỊCH THANH TRA LAO ĐỘNG NĂM 2019: Công bố doanh nghiệp sai phạm với truyền thông - Ảnh 2.

Bảo đảm an toàn lao động cho công nhân cũng là cách doanh nghiệp nâng cao uy tín Ảnh: TẤN THẠNH

Trong chương trình thanh tra lao động chung năm 2019 có hoạt động DN tự kiểm tra và báo cáo. Liệu việc này có khả thi?

- DN tự kiểm tra thông qua phiếu khảo sát điện tử và gửi báo cáo qua mạng internet. Nội dung khai báo trong phiếu có liên kết chặt chẽ với nhau, nếu DN khai không đúng sẽ phát sinh mâu thuẫn. Đặc biệt, báo cáo của DN phải có ý kiến đồng ý của tổ chức đại diện NLĐ. Đây là cách để các DN tự đối chiếu rà soát với quy định của luật để từng bước thực hiện cho đúng. Căn cứ kết quả báo cáo của DN, chúng ta sẽ phát hiện những sai sót cơ bản, từ đó hỗ trợ, nhắc nhở DN khắc phục và thực hiện tốt hơn.

Theo Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH, việc thanh tra lao động sắp tới đây sẽ được tiến hành bất cứ thời gian nào, kể cả ban đêm?

- Trước giờ chúng ta chưa làm vì Luật Thanh tra không cho phép. Bộ Luật Lao động 1994 cho phép thanh tra bất kỳ lúc nào mà không báo trước, đến Bộ Luật Lao động 2012 lại bỏ đi quy định này. Hiện nay, dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động quay lại tinh thần của Bộ Luật Lao động 1994. Chúng ta đã ký Công ước số 81 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về thanh tra lao động. Theo tinh thần công ước này, thanh tra lao động được tiến hành bất kỳ lúc nào, kể cả ban đêm, khi DN có nguy cơ mất an toàn lao động. Bất cập phát sinh thì chúng ta phải sửa đổi luật cho phù hợp. Trước khi Bộ Luật Lao động sửa đổi có hiệu lực thì chúng ta phải có thông tư như vậy để khắc phục bất cập. Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 nhằm bảo đảm tính mạng, quyền lợi của NLĐ cũng như DN mà nếu không kịp thời thanh tra thì có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc. 

Lao động ngành gỗ đối diện nhiều rủi ro

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, hiện có khoảng 4.500 DN hoạt động trong ngành chế biến gỗ và lâm sản với hơn 500.000 lao động, trong đó khoảng 45% lao động đơn giản theo mùa vụ. Trong số này, có 93% DN nhỏ và siêu nhỏ, sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu. Các vi phạm pháp luật lao động phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm làm thêm giờ vượt quá quy định; vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, an toàn lao động; các yếu tố nguy hiểm, độc hại còn bỏ ngỏ như bụi, tiếng ồn, vật văng, thiết bị không che chắn... gây mất an toàn và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo