xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 4-2020 mà NLĐ nên biết

Tin, ảnh T.Ngôn

(NLĐO) - Doanh nghiệp sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng nếu chậm trả lương cho người lao động

Ngày 1-3-2020, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15-4-2020), quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP trước đó.

Bị phạt đến 100 triệu đồng nếu trả lương không đúng hạn

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền:

- Từ 05 - 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 - 10 NLĐ.

- Từ 10 - 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 - 50 NLĐ.

- Từ 20 - 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 - 100 NLĐ.

- Từ 30 - 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 - 300 NLĐ.

- Từ 40 - 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 4-2020 mà NLĐ nên biết - Ảnh 1.

Mức phạt này được áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) là tổ chức thì mức phạt gấp 02 lần. Và như vậy, doanh nghiệp sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng nếu chậm trả lương cho NLĐ.

Bị phạt 10-15 triệu đồng nếu không đóng BHXH cho giúp việc

Điểm b Khoản 2 Điều 29 Nghị định 28 quy định, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi: Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYTtheo quy định của pháp luật để NLĐ tự lo bảo hiểm.

Mức phạt tiền từ 10-15 triệu đồng cũng áp dụng đối với NSDLĐ có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình (theo Điểm a Khoản 2 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 4-2020 mà NLĐ nên biết - Ảnh 2.

Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình

Mức phạt nêu trên cũng áp dụng đối với NSDLĐ có hành vi thuê NLĐ cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐ cao tuổi theo quy định.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định, sẽ phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;

- Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Ngoài việc bị phạt cảnh cáo, NSDLĐ còn buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình đối với hành vi không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình và buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình khi người giúp việc thôi việc về nơi cư trú.

Phạt nặng nếu phân biệt đối xử về độ tuổi trong quản lý lao động

Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi phân biệt đối xử về độ tuổi trong quản lý lao động. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định nêu trên, khi có hành vi vi phạm:

- Phạt 7,5 triệu đồng với NSDLĐ nếu không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

- Nếu có tình tiết tăng nặng thì cao hơn 7,5 triệu đồng nhưng tối đa là 10 triệu đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể thấp hơn 7,5 triệu đồng nhưng thấp nhất là 5 triệu đồng


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo