xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa an cư, làm sao lạc nghiệp!

HỒNG ĐÀO

Giúp công nhân ngoại tỉnh ổn định chỗ ở cũng là cách nâng cao chất lượng sống của họ

Tại 17 KCX-KCN và Khu Công nghệ cao TP HCM hiện có gần 300.000 lao động làm việc, trong đó hơn 70% là lao động ngoại tỉnh. Thời gian qua, lực lượng lao động này đóng góp rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của TP HCM. Tuy nhiên, phần lớn người lao động (NLĐ) đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đa số phải thuê nhà trọ với điều kiện sống tạm bợ. Vì thế, được sở hữu một căn nhà hoặc thuê với giá thấp là khát khao của rất nhiều công nhân (CN).

Ước mơ ngoài tầm với

Thu nhập bấp bênh khiến số đông CN ngoại tỉnh dù hết sức tằn tiện trong chi tiêu cũng chỉ vừa đủ sống chứ không thể tích lũy. Trong khi đó, giá nhà ở tại TP HCM, dù là nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, cũng vượt quá khả năng của họ.

Chị Lê Thị Kiều Châu - quê Sóc Trăng, CN Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao; quận 9, TP HCM) - cho biết đã gắn bó với TP được 5 năm. Với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, sau khi trả tiền nhà trọ, ăn uống, xăng xe và nhiều chi phí khác, số tiền tích lũy được hằng tháng không đáng kể.

“So với dân địa phương, CN ngoại tỉnh chúng tôi thiệt thòi đủ thứ. Thu nhập không cao trong khi chi phí sinh hoạt quá đắt đỏ khiến ước mơ an cư càng xa vời. Tôi muốn gắn bó lâu dài với mảnh đất này nhưng tìm được chỗ ở với đồng lương hiện có là chuyện rất xa vời” - chị Châu bày tỏ.

Nhà ở xã hội giá 100 triệu đồng/căn ở khu Hòa Lợi (TP Mới Bình Dương) Ảnh: NHƯ PHÚ
Nhà ở xã hội giá 100 triệu đồng/căn ở khu Hòa Lợi (TP Mới Bình Dương) Ảnh: NHƯ PHÚ

Mới đây, chúng tôi có dịp ghé huyện Cần Đước, tỉnh Long An dự lễ “động thổ” căn nhà của anh Trần Hải Thanh, CN một doanh nghiệp (DN) gia công giày tại huyện Củ Chỉ, TP HCM. Hải cho biết dù làm việc ở

TP HCM gần chục năm và đã cố gắng dành dụm nhưng vợ chồng anh vẫn không thể mua nổi một mảnh đất để cất nhà. Thương con, cha mẹ anh cắt một mảnh vườn ở quê để hai vợ chồng làm nhà. “Dù sao cũng có chỗ chui ra, chui vô chứ ở TP thì vợ chồng tôi đã hết cách” - Hải thổ lộ.

Tiếp xúc chúng tôi, nhiều CN đang làm việc tại các KCX-KCN TP HCM cho biết họ rất “ganh tỵ” với các đồng nghiệp tại Bình Dương khi biết tỉnh này triển khai nhiều mô hình nhà ở xã hội để bán cho CN với giá ưu đãi. “Giá bán mỗi căn hộ chỉ từ 100 - 200 triệu đồng và được trả góp hằng tháng, điều này phù hợp với khả năng của CN, miễn là thoát cảnh thuê trọ” - chị Nguyễn Hồng Vân, CN một DN tại KCX Linh Trung I, bộc bạch.

Thúc đẩy xã hội hóa

Nguyện vọng của CN về nhà ở rất chính đáng, bởi nếu được an cư, họ sẽ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với DN, với TP HCM. Quan trọng hơn, việc này còn góp phần nâng cao được chất lượng sống của NLĐ.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia về địa ốc khẳng định việc xây nhà ở xã hội hay nhà ở giá rẻ từ 100 - 200 triệu đồng (diện tích 20-30 m2) dành cho CN tại các KCX-KCN hoàn toàn có thể thực hiện được với điều kiện TP HCM phải có những chính sách, cơ chế hợp lý. Để làm được căn hộ có mức giá như thế, đầu tiên là cần có quỹ đất sạch, không tốn chi phí giải phóng mặt bằng, được miễn tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, TP phải hỗ trợ thêm 100% vốn để đầu tư hạ tầng như đường, điện, nước... Với giá thành căn hộ sát với giá xây dựng thực tế, chắc chắn cơ hội sở hữu nhà của NLĐ sẽ rộng mở.

Là DN tiên phong xây dựng chung cư giá rẻ dành cho người có thu nhập trung bình thấp ở TP HCM nhiều năm qua, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành (quận Bình Tân), nhìn nhận: “Nếu có vị trí ở khu vực đất tốt, cùng với việc được hưởng một số ưu đãi về vốn và pháp lý, chắc chắn chi phí đầu tư xây dựng sẽ giảm. Lúc đó, việc xây dựng căn hộ diện tích 20 - 30 m2 với giá 150-180 triệu đồng nằm trong tầm tay. Nếu lãnh đạo TP quyết tâm, DN sẵn sàng bắt tay cùng với nhà nước để xây dựng nhà ở cho CN”.

Tại buổi làm việc với Ban Quản lý KCX-KCN TP HCM mới đây, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã yêu cầu các sở, ngành chức năng cần đặc biệt quan tâm đến việc xây nhà cho CN. Người đứng đầu Đảng bộ TP đề nghị Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc xem xét có thể điều chỉnh quy hoạch cục bộ trong KCX để dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho CN với 3 hình thức: bán hẳn, cho thuê trả góp và thuê trả tiền hằng tháng.

“Mạnh dạn học tập kinh nghiệm từ tỉnh Bình Dương để giúp NLĐ có thể sở hữu 1 căn hộ với mức giá hợp lý. Khu vực quy hoạch nhà ở cho CN phải có các thiết chế khác như nhà trẻ, trạm y tế… để nâng cao chất lượng sống của NLĐ” - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nêu rõ.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Linh hoạt chính sách ưu đãi

Tổng LĐLĐ Việt Nam đang xây dựng đề án thực hiện thí điểm 15 thiết chế phục vụ đời sống CN tại các KCX-KCN. Mỗi thiết chế bao gồm: khu nhà ở xã hội, nhà trẻ, siêu thị, trung tâm tư vấn pháp luật và trung tâm văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ mọi tiện ích cho đời sống CN.

Tùy theo điều kiện và đặc trưng của mỗi tỉnh, thành mà diện tích xây dựng thiết chế sẽ khác nhau. Ở TP HCM, do điều kiện quỹ đất khan hiếm sẽ dự kiến xây dựng trên diện tích 1-3 ha; còn các tỉnh, thành khác 3-5 ha. Trong mỗi thiết chế sẽ tập trung xây dựng các khu nhà chung cư giá rẻ để bán trả góp cho CN trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm hoặc cũng có thể cho CN thuê với giá ưu đãi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo