xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung tay nâng chất nguồn lao động

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhiều chuyên gia cho rằng cần đổi mới hoạt động giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp san sẻ nhiều hơn với các cở sở đào tạo để có được nguồn nhân lực chât lượng cao

Nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh việc thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục vụ sản xuất - kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho thấy hết quý III/2022, tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam chỉ đạt 26,3%. Đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Lao động qua đào tạo thấp gây áp lực cho việc tăng năng suất lao động và làm giảm khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài.

Đôi bên cùng có lợi

Bên cạnh các trường ĐH, CĐ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng GDP cho đất nước, việc hơp tác giữa các cơ sở GDNN với DN cũng được nâng lên tầm mới.

Ông Lê Văn Hiệp, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Kỹ thuật điện AZE (quận Phú Nhuận, TP HCM), cho biết việc hợp tác với các cơ sở GDNN là quan trọng nhất, hiệu quả nhất của công ty trong nhiều năm qua. Cách hợp tác mà AZE đang làm với các trường đào tạo và hai bên cùng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn trong ngành điện và tự động hóa.

"Không chỉ vậy, hằng năm công ty tiếp nhận hàng trăm sinh viên (SV) các trường nghề đến thực tập, làm đề tài nghiên cứu... Với cách làm này, chúng tôi tuyển được những nhân sự chất lượng, phù hợp với nhu cầu từng vị trí công việc và tiết kiệm được chi phí khi không phải đào tạo lại" - ông Hiệp cho hay.

Chung tay nâng chất nguồn lao động - Ảnh 1.

Sinh viên trường nghề làm quen với công việc bằng cách đến các doanh nghiệp thực hành

Tặng học bổng để khuyến khích, hỗ trợ kịp thời cho người học nghề là cách mà Công ty TNHH Cơ điện lạnh Gia Nguyễn (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thực hiện trong nhiều năm qua. Ông Nguyễn Đức Thanh, Giám đốc công ty, cho rằng mỗi suất học bổng chỉ 2 triệu đồng nhưng sẽ động viên các em có hoàn cảnh khó khăn đi học nghề. Nhân sự của công ty là do các trường đào tạo mà có nên việc hợp tác với nhà trường là đôi bên cùng có lợi.

DN có được nguồn nhân lực chất lượng, còn trường cũng nâng cao chất lượng đào tạo nhờ có DN hỗ trợ thiết bị, công nghệ mới và xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế. "Hằng năm, chúng tôi tiếp nhận từ 100-200 SV thực tập và giảng viên đến thực tế tại DN. Đa số SV thực tập xong đều được giữ lại làm việc" - ông Thanh nói.

TS Châu Văn Bảo, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP HCM, nhấn mạnh trong quá trình hợp tác, DN và trường còn triển khai các mô hình đào tạo kép, ngắn hạn, nghiệp vụ, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ... Tất cả những hợp tác này đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm tốt cho người học nghề.

Xóa bỏ định kiến chưa đúng về học nghề

Tại hội thảo "Vai trò của Tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc đẩy mạnh hoạt động học nghề, tập nghề tại các đơn vị sử dụng lao động" mới được tổ chức, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng cần đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN và chất lượng hoạt động học nghề, tập nghề và đào tạo nghề tại nơi làm việc là việc tất yếu, cần phải được ưu tiên trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.

Theo ông Phòng, rất nhiều nước đã phát triển các chương trình học nghề, tập nghề triển khai nhiều chính sách thu hút DN tham gia ngay từ giai đoạn thiết kế, xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, hỗ trợ toàn phần hoặc một phần chi phí cho người học để họ yên tâm học nghề. Đây là hình thức đào tạo thực sự có hiệu quả với nhà nước, DN và đặc biệt là mang lại lợi ích cho người học nghề. Khi đi học nghề, người học được ký hợp đồng với DN làm việc và được trả lương.

NGƯT-TS Phan Hoàng Dũng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách nghệ TP HCM, nói việc dạy chữ vốn đã khó thì dạy nghề còn khó hơn rất nhiều. Thách thức lớn nhất của các cơ sở GDNN là truyền tải thế nào để sau thời gian ngắn, người học phải biết làm, không chỉ làm được mà còn phải làm giỏi. Theo TS Dũng, thực tế vẫn còn một số định kiến chưa đúng về học nghề, GDNN. Không ít phụ huynh vẫn cho rằng học nghề cực khổ, vất vả, ra trường phải làm việc chân tay lem luốc.

Nhưng thực tế thị trường lao động đang rất cần lực lượng lao động có tay nghề, được đào tạo. Người học nghề đang được trọng dụng và hưởng mức thu nhập khá với một sự nghiệp vững chắc. "Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn đến GDNN, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy và thực hành. Tạo cơ chế tốt hơn cho các cơ sở GDNN để người thầy giữ ngọn lửa yêu nghề, tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người học. Có như thế, GDNN mới phát triển mạnh hơn, từ đó cung cấp cho thị trường lao động một lực lượng lao động lành nghề" - TS Dũng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo