xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ quan nào sẽ xác định mức sống tối thiểu?

QUẾ CHI (Báo Lao động)

Các phiên đàm phán mức lương tối thiểu (LTT) sắp diễn ra, nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa có cơ quan nào xác định, công bố mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (TLĐ), Ủy viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia - cho biết, để xác định mức lương tối thiểu (LT)T vùng hằng năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã căn cứ trên nhiều yếu tố, trong đó "nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ" là một trong những yếu tố quan trọng. Điều 91 Bộ luật Lao động quy định, mức LTT vùng được điều chỉnh căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; điều kiện KT-XH và mức tiền lương trên thị trường lao động.

Đề nghị sớm công bố mức sống tối thiểu

Việc xác định nhu cầu sống tối thiểu (thực chất là mức sống tối thiểu) các năm vừa qua do Bộ phận kỹ thuật (Hội đồng Tiền lương Quốc gia) đảm nhận. Theo đó, nhu cầu sống tối thiểu bao gồm: Nhu cầu về lương thực, thực phẩm (tính trên 45 mặt hàng thiết yếu bảo đảm 2.300 Kcalo/ngày); nhu cầu phi lương thực, thực phẩm của bản thân NLĐ; và chi phí nuôi con (bằng 70% chi phí của NLĐ).

Tuy nhiên, đây là vấn đề không có công thức chung nên những năm qua, mỗi cơ quan lại đưa ra một số liệu về mức sống tối thiểu khác nhau. Ví dụ, vào năm 2018, khi xác định nhu cầu sống tối thiểu, Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia chọn tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm chiếm 48% (phi lương thực, thực phẩm chiếm 52%); còn Tổng LĐLĐVN đề xuất cơ cấu nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ chiếm 45% (phi lương thực, thực phẩm là 55%). Chỉ với khác biệt này đã làm cho việc xác định nhu cầu sống tối thiểu giữa hai cơ quan chênh nhau hơn 300.000 đồng. 

Cơ quan nào sẽ xác định mức sống tối thiểu? - Ảnh 1.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, vừa qua, Tổng LĐLĐVN đã đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá, xác định và sớm công bố "mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ", tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia thương lượng, đàm phán mức LTT vùng năm 2020, thực hiện đúng mục tiêu "đến năm 2020 mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ" như Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đề ra.

Nên giao cho Tổng cục Thống kê

Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện CN&CĐ - cho biết, hiện nay, việc xác định mức sống tối thiểu mà Hội đồng Tiền lương Quốc gia đang làm là căn cứ theo "rổ hàng hóa" thực phẩm và cơ cấu chi phí thực phẩm, phi thực phẩm. Do vậy, các bên sẽ phải thương lượng, thảo luận cả về chi phí thực phẩm chiếm bao nhiêu % mức sống tối thiểu. Chi phí thực phẩm càng thấp, mức sống tối thiểu càng cao. Vẫn theo ông Tiến, khi chưa có một cơ quan nào đứng ra công bố mức sống tối thiểu, những năm vừa qua đã diễn ra những tranh luận về "rổ hàng hóa" của CNLĐ, như: Gồm những mặt hàng gì; giá của từng loại hàng hóa; định lượng của từng loại,… Bên cạnh đó, các bên cũng cần thương lượng về các yếu tố có quan hệ với việc xác định tiền LTT như: Cung-cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, sản xuất kinh doanh, việc làm, thất nghiệp, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trong khu vực,… và thành tựu công cuộc đổi mới đất nước.

Cơ quan nào sẽ xác định mức sống tối thiểu? - Ảnh 2.

Chi phí thực phẩm càng thấp, mức sống tối thiểu càng cao.

Ông Tiến cho rằng, nếu năm nay vẫn chưa có một cơ quan nào xác định, việc xác định mức sống tối thiểu vẫn có những tranh luận nhưng có thể không tập trung vào rổ hàng hóa nữa mà tập trung vào tỉ lệ giữa chi phí lương thực và phi lương thực; tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm giữa các vùng lương.Ông Tiến nói thêm, có nhiều cách để xác định mức sống tối thiểu. Phổ biến như cơ quan này đang làm, hoặc tham khảo thêm: Dựa theo mức sống dân cư (ví dụ: Mức 2-3 trong 5 mức); hoặc % so với tiền lương trung bình (ví dụ: 70-75%); hoặc % so với GDP/người (ví dụ: 50-55%),…"Tôi cho rằng nên giao cho Tổng cục Thống kê là cơ quan công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương. 

Vì đây là cơ quan nhà nước có điều kiện tốt nhất về nguồn lực, thông tin, dữ liệu,... Còn cách tính như vài năm qua theo Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Thời điểm công bố vào giữa năm (khoảng tháng 5-6) là phù hợp. Tổng LĐLĐVN đã gửi văn bản đề nghị; các cơ quan cũng cần có văn bản đề nghị phải sớm có văn bản giao chính thức cho 1 cơ quan thống kê công bố mức sống tổi thiểu (ở đây nên là Tổng cục Thống kê). Bên cạnh đó, cần công khai phương pháp, dữ liệu, công thức tính toán để bảo đảm minh bạch và để NLĐ cùng các bên giám sát..." - ông Tiến đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo