xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ sở nào để Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị giảm giờ làm cho người lao động?

Bài, ảnh, video: Văn Duẩn

(NLĐO)- Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng xã hội càng phát triển thì các quy định càng tiến bộ hơn so với trước. Vì vậy, giảm thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề đang được các cấp Công đoàn đặc biệt quan tâm trong quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động

Ông Lê Đình Quảng- Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu- Video: Văn Duẩn

Chiều 17-9, Tổng LĐLĐ Việt Nam có buổi gặp gỡ báo chí để trao đổi về vấn đề liên quan đến những đề xuất lớn của tổ chức Công đoàn trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động (NLĐ).

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động của tất cả các nước trên thế giới và đây luôn là vấn đề được người lao động quan tâm nhất trong các vấn đề họ quan tâm. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở từng thời kỳ và ở các quốc gia khác nhau thì quy định khác nhau trên cơ ở thực hiện hoặc tham khảo tiêu chuẩn lao động quốc tế. Tuy khác nhau, nhưng có điểm chung là xã hội càng phát triển và càng về sau, thì các quy định càng tiến bộ hơn so với trước. Giảm thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề đang được các cấp công đoàn Việt Nam đặc biệt quan tâm trong quá trình sửa đổi Bộ Luật Lao động.

Việt Nam đang có thời giờ làm việc hàng tuần thuộc nhóm cao nhất thế giới

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Việt Nam so sánh với tiêu chuẩn lao động quốc tế và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở nào để Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị giảm giờ làm cho người lao động? - Ảnh 2.

ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ Lao động phát biểu- Ảnh: Văn Duẩn

Theo số liệu khảo sát của tổ chức Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam hiện nay thuộc nhóm nước có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực. Cụ thể, về thời giờ làm việc bình thường, ông Quảng cho biết theo số liệu khảo sát đối với 154 nước và vùng lãnh thổ của ILO, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc bình thường theo tuần cao nhất thế giới (từ 48 giờ/ tuần trở lên), cùng với khoảng 40 nước khác; chỉ ít hơn hai nước là Kennya và Seychelles (trên 48h/tuần).

Về thời gian nghỉ phép, trong số 155 nước khảo sát, trừ 6 quốc gia không có quy định thì Việt Nam nằm trong nhóm nước có số ngày nghỉ phép năm khởi điểm ít nhất thế giới (12 ngày), ngang bằng với 8 nước; nhiều hơn 31 nước; và ít hơn 110 nước.

Theo ông Lê Đình Quảng, về giờ làm việc trung bình năm (giờ làm việc thực tế), Việt Nam là nước thuộc nhóm có số giờ làm việc thực tế cao nhất thế giới . Số liệu tổng hợp giờ làm việc thực tế của 63 quốc gia năm 2014 cho thấy: Việt Nam xếp thứ 3 trong số nhóm các quốc gia có giờ làm việc thực tế cao nhất (từ 2250 – 2500) với mức giờ làm việc trung bình năm là 2.339,55 giờ, cao hơn 60 nước, chỉ xếp sau Campuchia và Banglades.

Trong 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam là nước có số giờ làm việc thực tế cao nhất (có 01 nước chưa có dữ liệu là Brunei). Trong khu vực ASEAN: Việt Nam có số giờ làm việc thực tế cao thứ hai sau Campuchia (có 3 nước chưa có dữ liệu là Miama, Lào, Brunei)

Đặc biệt, Trung Quốc là đất nước có tương đồng về chế độ chính trị VỚI Việt Nam nhưng hiện nay, số làm việc bình thường là 40h/tuần, số ngày nghỉ lễ 21 ngày.

Về ngày nghỉ lễ, hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực (Campudia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 13 ngày; Myanmar là 14 ngày; Philippines là 19 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày; Lào 12 ngày; Trung Quốc 21 ngày, Nhật Bản 16 ngày.

Về giờ làm thêm, theo ông Lê Đình Quảng, Việt Nam ở mức trung bình của thế giới. Nhưng hiện tượng vi phạm giờ làm thêm ở Việt Nam khá phổ biến. Kết quả thanh tra lao động ngành may mặc 2015 cho thấy: 39,5% doanh nghiệp không thực hiện đúng về số giờ làm thêm của người lao động . Đã có bằng chứng cho thấy, người lao động phải chịu áp lực để tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc hoàn thành định mức lao động nhưng không được tính lương làm thêm ngoài giờ.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ sở chính trị - pháp lý của đề xuất giảm thời giờ làm việc cho người lao động, đó là quy định trong các Công ước: Trong nỗ lực giảm giờ làm cho mọi loại hình công việc, Đại hội đồng Tổ chức Lao động quốc tế (1935) đã thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ. Theo đó, Điều 1 của Công ước 47 xác định, "cần thiết tiếp tục các nỗ lực giảm giờ làm cho mọi loại hình công việc đến mức có thể"; và "Nguyên tắc tuần làm việc 40 giờ được áp dụng mà tiêu chuẩn sống không bị giảm bớt do việc thực hiện này". Mục tiêu này để giới hạn thời giờ cũng được phản ánh trong Khuyến nghị về Giảm Thời giờ làm việc Số 116.

Giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người

Về cơ sở thực tiễn, Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Năm 2018, Uỷ ban CEACR kêu gọi rằng khi xác lập giới hạn thời giờ làm việc, Chính phủ cần xem xét vấn đề sức khoẻ và an toàn của người lao động cũng như tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và đời sống’.

Thời gian làm việc dài có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp, đến từ việc xáo trộn nhịp sinh học, cuộc sống gia đình và xã hội, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sức khỏe và hiệu suất trong công việc.

Để tạo nên năng suất lao động và hiệu quả lao động theo tính toán của các chuyên gia trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay, sức lao động và thời giờ làm việc của người lao động chỉ chiến một tỷ lệ nhỏ. Thậm chí, thời gian làm việc dài hơn thường dẫn tới năng suất lao động thấp hơn trong khi làm việc ít giờ sẽ giúp năng suất cao. Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ảnh mức độ chuyên cần của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.

Trong thời gian qua, vấn đề thời giờ làm việc kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc và đình công. Nhóm yêu sách về thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau tiền lương trong yêu sách của các cuộc ngừng việc, đình công, đặc biệt là yêu sách giảm tăng ca của công nhân.

Nhiều cuộc khảo sát, điều tra đời sống công nhân lao động của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và của các tổ chức khác cho thấy rõ ảnh hưởng xấu của thời giờ làm việc kéo dài đến cuộc sống của người lao động từ mất cơ hội tìm bạn đời, thể hiện tình cảm, quan tâm chăm sóc giữa vợ - chồng đến thực hiện trách nhiệm chăm sóc con cái, tác động đặc biệt lớn đến nhóm lao động có con nhỏ. Tiền lương làm thêm giờ đối với phần lớn người lao động không đủ bù đắp các chi phí xã hội như thuê người đón con, trông con ngoài giờ hoặc tái sản xuất sức lao động.

Mong muốn của Tổng LĐLĐ Việt Nam không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế và năng xuất lao động lên đôi vai người lao động mà cần đánh giá đúng hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động. Việc giảm thời gian làm việc bình thường sẽ tạo động lực để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thích nghi với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

Giảm giờ làm sẽ đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, xã hội, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động có thể tăng số lượng lao động tham gia vào thị trường lao động, tạo điều kiện để người lao động có thêm thời gian tái tạo sức lao động, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, hướng tới việc làm bền vững.

Do đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ"48 giờ trong một tuần" xuống "44 giờ trong một tuần" vào thời điểm hiện nay là cần thiết và có cơ sở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo