xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nghệ 4.0: Đòn bẩy tăng năng suất lao động

THANH NGA

Công ty CP Quốc tế Phong Phú đã thành công xây dựng quy trình sản xuất khép kín với tốc độ phát triển nhanh và sở hữu lực lượng lao động giỏi, nhạy bén với công nghệ

Có dịp tham quan Trung tâm Phát triển sản phẩm Phong Phú (PNC), thuộc Công ty CP Quốc tế Phong Phú, chúng tôi rất ấn tượng bởi không gian làm việc mở, được thiết kế độc đáo, mang lại cảm giác thoải mái cho cả khách hàng lẫn người lao động (NLĐ). Đặc biệt, PNC được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị với công nghệ hiện đại bảo đảm chuỗi sản xuất khép kín từ vải đến sản phẩm thời trang, không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, hóa chất và bảo đảm thân thiện với môi trường.

Tăng năng suất, giảm độc hại

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú, cho biết công ty được thành lập từ năm 2007 và đã không ngừng phát triển trong suốt hơn 10 năm qua. Từ một xưởng may gia công nhỏ lúc mới thành lập, đến nay công ty đã xây dựng 17 nhà máy may, 7 nhà máy wash (giặt mài thời trang) trải dài từ Bắc đến Nam với tổng số lao động là 14.000 người. Trung bình mỗi năm, công ty sản xuất từ 14-15 triệu sản phẩm denim, chưa kể đến các sản phẩm may bằng các chất liệu khác. "Để tăng năng suất lao động và đáp ứng yêu cầu cũng như mong muốn của khách hàng là muốn nhìn thấy cả quá trình sản xuất, từ khi họ đưa ra ý tưởng, đội ngũ lao động của chúng tôi sẽ thiết kế, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và được người mẫu của họ thử sản phẩm, PNC đã ra đời vào năm 2017" - bà Liên cho hay.

Công nghệ 4.0: Đòn bẩy tăng năng suất lao động - Ảnh 1.

Ban Tổng Giám đốc và Công đoàn Công ty CP Quốc tế Phong Phú thăm công nhân tại nhà máy

Bà cũng cho biết với quy mô khoảng 8.000 m2 và mức đầu tư hơn 100 tỉ đồng, PNC đang ứng dụng hàng loạt công nghệ hiện đại như laser, ozone, robot… giúp doanh nghiệp (DN) thực hiện được chuỗi sản xuất khép kín hoàn toàn.

Công nghệ 4.0: Đòn bẩy tăng năng suất lao động - Ảnh 2.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất may mặc tại Công ty CP Quốc tế Phong Phú Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ưu thế của việc ứng dụng công nghệ là giúp DN tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là ở những khâu khó hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất. Đơn cử như ở khâu phun PP đối với sản phẩm quần jeans, trước đây NLĐ làm bằng tay phải mất khoảng thời gian khá lâu mới hoàn thành một sản phẩm, còn với robot thì chỉ cần 90 giây sẽ xử lý xong, không chỉ tăng năng suất gấp nhiều lần, việc robot thao tác liên tục, chính xác còn cho ra sản phẩm với chất lượng tốt, đồng đều hơn. Hay trong công đoạn xử lý wash (giặt mài thời trang quần jeans) ứng dụng máy laser lớn giúp tăng năng suất gấp 14 lần so với chỉ sử dụng sức người… Bà Liên chia sẻ: "Việc tự động hóa, nhất là ở những khâu nặng nhọc, độc hại, ngoài giúp DN tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh thì còn giúp NLĐ ít tiếp xúc với hóa chất, giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Đây chính là khía cạnh nhân văn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, công ty luôn kỳ vọng sẽ xây dựng được một nhà máy thông minh vận hành hoàn toàn bằng điện năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường trong tương lai".

Môi trường tốt để NLĐ sáng tạo

Yêu cầu tất yếu khi DN thay đổi công nghệ là cần một bộ phận NLĐ lành nghề, có trình độ chuyên môn cao vận hành máy móc và sửa chữa khi có vấn đề phát sinh để giảm phụ thuộc vào đơn vị cung cấp.

Theo ông Trần Như Cẩn, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Quốc tế Phong Phú, khi DN áp dụng công nghệ mới thì cũng có trách nhiệm đào tạo NLĐ để họ làm chủ được công nghệ. Ở Công ty CP Quốc tế Phong Phú, bên cạnh sử dụng lao động Việt Nam còn có một đội ngũ chuyên gia nước ngoài, chủ yếu là các chuyên gia Ấn Độ, đất nước đi trước Việt Nam về ứng dụng công nghệ trong ngành dệt may. Khi cùng làm việc, NLĐ Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi về kiến thức cũng như kinh nghiệm từ chính đội ngũ chuyên gia này để theo kịp công việc và giỏi nghề hơn. Mặt khác, công ty cũng tạo điều kiện để NLĐ được tiếp cận công nghệ, nắm vững nguyên lý vận hành máy móc từ đó phát huy được sáng tạo trong việc cải tiến và sáng chế máy móc.

Là một lao động giỏi đang làm việc tại công ty, anh Đinh Đăng Đoàn, Trưởng Bộ phận Cơ điện bảo trì, cho biết yếu tố giúp anh gắn bó với công ty là ở đây anh được thỏa niềm đam mê sáng tạo. "Việc ban giám đốc luôn tạo điều kiện để NLĐ học hỏi, tiếp cận công nghệ cao, từ đó có được những ý tưởng mới và luôn lắng nghe, đồng hành, ủng hộ những ý tưởng sáng tạo của NLĐ giúp chúng tôi tự tin và mạnh dạn cải tiến, thậm chí chế tạo máy móc" - anh Đoàn chia sẻ. Nhờ vậy mà trong suốt thời gian làm việc, không chỉ kiểm soát được hầu hết các lỗi từ hệ thống máy móc nhập khẩu ở các nhà máy, anh Đoàn đã có nhiều sáng kiến làm lợi cho DN. Điển hình như việc nghiên cứu và mua các linh kiện trong nước, chế tạo thành công 2 máy E-Flow (loại máy chuyên dụng được nhập khẩu và sử dụng thường xuyên tại nhà máy mài giặt) với công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật như máy nhập khẩu.

Một điển hình sáng tạo khác là anh Lại Cao Đài, nhóm trưởng cử, rập (Nhà máy May xuất khẩu Phong Phú Guston Molinel, Công ty CP Quốc tế Phong Phú). Làm việc tại công ty từ khi ra trường đến nay đã 10 năm nhưng anh Đài chưa từng nghĩ sẽ tìm một nơi làm việc khác, ngược lại anh đã cống hiến nhiều ý tưởng cải tiến máy may để giúp quá trình sản xuất được liên tục và bảo đảm yêu cầu của khách hàng. Anh cho biết: "Ở đây, tôi được làm việc với niềm đam mê của mình. Dù việc cải tiến máy móc đôi lúc rất áp lực, phải làm đi làm lại nhiều lần nhưng mỗi lần thành công mang lại lợi ích cho công ty và giúp NLĐ tăng năng suất, giảm lỗi, tôi cảm thấy rất vui. Đó là động lực để tôi gắn bó với công ty và luôn cố gắng từng ngày".

Hiểu đúng về công nghệ 4.0

"Việc áp dụng công nghệ 4.0 là xu thế tất yếu cũng là yếu tố bảo đảm sức cạnh tranh của DN đồng thời chia sẻ gánh nặng với NLĐ. Tuy nhiên, ngành dệt may hiện nay đang rất khát lao động nên việc tự động hóa chỉ mới được thực hiện ở những khâu khó và nặng nhọc, độc hại, bảo đảm được phần thiếu hụt lao động chứ chưa có NLĐ nào ở Công ty CP Quốc tế Phong Phú mất việc vì công nghệ 4.0. DN phải có cái nhìn đúng về sự tác động của công nghệ hiện đại để đầu tư đúng lúc mới phát triển bền vững và giúp NLĐ thích ứng tốt với công nghệ. Mặt khác, để nắm bắt được cơ hội phát triển, NLĐ cũng phải tự ý thức nâng cao năng lực bản thân và thực hiện tốt tác phong công nghiệp" - bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú, nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo