xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân thắt lưng buộc bụng

HUYỀN ANH - PHÙNG MY

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến số đông công nhân lo lắng về việc làm, thu nhập. Tại TP HCM, họ phải tiết kiệm chi tiêu

Gần 2 tuần qua, thông tin dịch Covid-19 tái bùng phát khiến số đông công nhân (CN) ngoại tỉnh hết sức lo lắng. "Đơn hàng của doanh nghiệp (DN) vừa ổn định trở lại được hơn 1 tháng thì dịch quay trở lại. Việc làm, thu nhập không ổn định như thế này, chắc chắn đời sống CN sẽ khó khăn gấp bội" - chị Phạm Thị Thu (39 tuổi, quê ở Long An, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam) chia sẻ.

Khó khăn chất chồng

Đợt dịch trước, cùng với nhiều đồng nghiệp khác, chị Thu phải tạm nghỉ việc 2 tháng do công ty không có đơn hàng. Thời điểm ấy, cuộc sống vợ chồng chị hết sức chật vật bởi thu nhập giảm sút. Chồng chị chạy xe ôm, do ít khách nên thu nhập thất thường. Dịch tái bùng phát trong lúc con gái lớn sắp thi tốt nghiệp THPT, ba mẹ già ở quê đau ốm thường xuyên nên cả vợ chồng chị sống trong tâm trạng bất an. "Tôi cũng còn may mắn bởi nhiều đồng nghiệp mất việc trước đó đến giờ vẫn chưa có việc làm" - chị Thu cho biết thêm.

Đó cũng tâm trạng của chị Phan Thị Ngọc Tím (36 tuổi, quê Hậu Giang), CN Công ty TNHH May Thêu M.D.K (quận 12, TP HCM). Thông tin một số DN rục rịch cắt giảm lao động do khan hiếm đơn hàng khiến những CN lớn tuổi hết sức lo lắng. "Sẽ không dễ dàng gì tìm được việc mới, đặc biệt là đối tượng CN lớn tuổi nằm trong diện bị cắt giảm. Các DN giờ chỉ tuyển CN trẻ, khỏe, do vậy cơ hội việc làm đối với CN lớn tuổi gần như là con số 0" - chị Tím bộc bạch.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hiện nay vẫn còn nhiều DN thiếu đơn hàng, buộc phải giảm giờ làm hoặc bố trí cho CN nghỉ luân phiên. Việc làm không ổn định khiến thu nhập CN giảm sút và cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Anh Huỳnh Quốc Linh (30 tuổi), CN một công ty tại KCX Linh Trung I (quận Thủ Đức, TP HCM), cho biết lo ngại mất việc do dịch bệnh nên trước mắt anh và nhiều đồng nghiệp chọn cách ở ghép để tiết kiệm chi phí.

Tháng trước, vợ anh là CN làm việc tại KCN Sóng Thần I (tỉnh Bình Dương) bị mất việc do công ty cắt giảm lao động. Toàn bộ chi phí sinh hoạt trong nhà phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập ít ỏi của anh, do vậy cuộc sống hết sức chật vật. "Dịch bệnh lan rộng thì đời sống CN thêm khó khăn. Chỉ mong dịch sớm được khống chế để CN được ổn định việc làm thu nhập" - anh Linh bày tỏ.

Công nhân thắt lưng buộc bụng - Ảnh 1.

Thu nhập không ổn định buộc công nhân phải chi tiêu dè sẻn. Ảnh: HUYỀN ANH

Thiếu trước hụt sau

Trong những ngày này, râm ran ở các khu nhà trọ CN vẫn là việc làm, thu nhập. Nhiều CN lo lắng tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường sẽ khiến họ thêm khó khăn. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều CN cho biết để vượt qua giai đoạn khó khăn này, lựa chọn duy nhất là tiết kiệm tối đa.

Bắt đầu từ những bữa ăn, nhiều CN đã chủ động hạn chế ăn thịt heo, thay vào đó là trứng hoặc cá, tăng cường khẩu phần rau, củ, quả; giảm tối đa các bữa ăn phụ, ăn vặt không cần thiết. Một số CN đi làm còn mang theo cơm hộp dự trữ, vừa không phải ra ngoài tiếp xúc với nhiều người vừa bảo đảm chất lượng và hợp khẩu vị. Chị Trần Kiều Hạnh (26 tuổi), CN Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (KCN Tân Bình), cho biết trước dịch Covid-19 bùng phát, nếu có tăng ca, thu nhập của chị từ 6 - 10 triệu đồng/tháng.

Vài tháng qua, do việc làm ít nên thu nhập sụt giảm, chỉ còn hơn 5 triệu đồng/tháng. "Mức thu nhập như vậy là không đủ chi trả các khoản tiền trọ, điện, nước, ăn uống, sinh hoạt. Nếu không chi tiêu tằn tiện, cuộc sống sẽ thiếu trước hụt sau" - chị Hạnh lo lắng.

Nếu như vài tháng trước, thu nhập ổn định còn được nồi thịt kho, con cá thì nay bữa cơm chỉ còn bìa đậu, bó rau, quả trứng, tất cả không quá 15.000 đồng. Bà Lê Ngọc Nga (53 tuôi, quê ở Tiền Giang, CN một DN tại KCN Tân Tạo) chia sẻ: "Giờ khó khăn lắm! Bình thường đi chợ 100.000 đồng/ngày, nay phải 120.000 - 130.000 đồng. Giá cả tăng trong khi thu nhập giảm khiến bữa cơm CN ngày càng đơn điệu, thiếu chất dinh dưỡng. Nói chung là phải tiết kiệm, nếu không thì khốn khó trăm bề". Tương tự, hơn 2 tháng qua, vợ chồng anh Huỳnh Hữu Tuấn, CN KCN Tân Tạo, cũng chủ động cắt giảm chi phí sinh hoạt, chỉ thực sự chi cho những nhu cầu cần thiết.

Bữa ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, thế nhưng, anh Trần Khoa (19 tuổi; CN Công ty CP cơ điện lạnh Đại Việt, quận Tân Phú) chỉ dám mua vài củ khoai hoặc hấp lại cơm và đồ ăn cũ cho qua bữa. "Ăn tạm cho có sức làm việc, bây giờ cái gì cũng phải tiết kiệm, bởi không biết dịch còn diễn biến và tác động đến việc làm, đời sống của chúng tôi đến mức nào" - anh Khoa cho biết.

Bữa cơm thiếu thịt, cá

Qua khảo sát của chúng tôi, sức mua tại các chợ CN tự phát gần các KCX-KCN sụt giảm rõ rệt. Chị Kim Phụng (40 tuổi), tiểu thương một khu chợ tự phát gần KCN Tân Bình, cho biết sau khi kết thúc ca làm việc, số đông CN đi thẳng về nhà, ít ghé chợ vì lo dịch bệnh. CN thuê trọ gần công ty chỉ mua nhu yếu phẩm rồi nhanh chóng về phòng, không nán lại lâu. Những loại thực phẩm như gạo, rau củ, trứng được CN ưu tiên trong danh sách lựa chọn trong mùa dịch; thịt, cá rất ế ẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo