xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân thời công nghiệp 4.0: Dừng lại là tụt hậu

Bài và ảnh: NGÂN HÀ

Không chỉ tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp vào cuộc, bản thân người lao động cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để thích ứng với xu thế hội nhập

Vừa tan ca, dù chưa có gì lót dạ nhưng anh Nguyễn Anh Vũ, công nhân (CN) đóng gói thành phẩm Xí nghiệp in Tài chính TP HCM, đã vội vã chạy đến lớp học. Không chỉ có anh Vũ, 66 tân sinh viên là CN cũng tranh thủ từng phút để kịp giờ đến lớp. Học không chỉ thỏa mãn giấc mơ đại học của họ mà còn cơ hội để thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) đang đến.

Đi tắt đón đầu

Vũ cho biết trong tương lai gần mọi thứ đều tự động hóa, số hóa, robot thay thế cho con người và CN sẽ đối diện với nguy cơ thất nghiệp. "Nếu không thích ứng với cuộc cách mạng này, chắc chắn tôi và nhiều đồng nghiệp khác sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Do vậy, nếu không tự làm mới mình để thích nghi với thời đại mới, có khi tôi sẽ mất việc và cuộc sống vì thế sẽ khó khăn" - anh Vũ bày tỏ. Với Vũ, đi học không bao giờ là quá muộn nên dù 48 tuổi anh vẫn quyết định theo đuổi chương trình đại học.

Lớp quản trị kinh doanh mà Vũ đang theo học là mô hình vừa làm vừa học đầu tiên dành cho CN trực tiếp sản xuất do LĐLĐ TP HCM phối hợp cùng Trường ĐH Kinh tế TP tổ chức. Để tạo điều kiện cho CN có thể theo học lâu dài, LĐLĐ TP đã hỗ trợ mặt bằng, điện nước cũng như vận động các đơn vị tạo điều kiện, thời gian, hỗ trợ học phí cho CN đi học. Riêng Trường ĐH Kinh tế TP đã giảm học phí, tổ chức chương trình "Đôi bạn cùng tiến" với một sinh viên chính quy kèm cặp cho một CN để giải quyết những khó khăn trong học tập, tiếp thu kiến thức và thi cử.

Công nhân thời công nghiệp 4.0: Dừng lại là tụt hậu - Ảnh 1.

Công nhân học tại lớp vừa làm vừa học do LĐLĐ TP HCM phối hợp cùng Trường ĐH Kinh tế TP HCM tổ chức

Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều CN lại chọn các khóa đào tạo ngắn hạn. Trong lớp học bồi dưỡng tay nghề do Sở LĐ-TB-XH TP phối hợp cùng Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng tổ chức tại Công ty TNHH Juki (KCX Tân Thuận), chúng tôi bắt gặp sự hứng khởi ở nhiều CN khi theo đuổi chương trình ngắn hạn này. Lớp học nhỏ gọn (khoảng 20 học viên/lớp), thầy cô dạy tận tình và trao đổi trực tiếp với học viên nên "vỡ" ra nhiều điều hay. Không còn là đọc viết hay giới hạn trong bài giảng, có bất cứ thắc mắc, khó khăn nào trong công việc, học viên có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô. Anh Lê Bảo Nguyên, CN Công ty Juki, cho biết: "Những lớp học tại chỗ như thế này thu hút rất đông CN vì thời gian học chỉ 3 tuần, doanh nghiệp (DN) lại hỗ trợ việc đi học nên ưu tiên sắp xếp về thời gian, không ảnh hưởng đến việc làm. Kiến thức chúng tôi tiếp thu rất phù hợp với công việc đang làm nên ai cũng thích". Được biết, 6 năm trước, Nguyên đã tốt nghiệp cao đẳng công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhưng khi biết có lớp bồi dưỡng tay nghề, anh là người đăng ký tham gia đầu tiên.

Rèn giũa kỹ năng

Dù phải hỗ trợ chi phí, bố trí người làm thay nhưng rất nhiều DN rất ủng hộ, tạo điều kiện cho CN theo học các lớp nâng cao trình độ. Lớp nâng bậc thợ ngành in do Công đoàn (CĐ) Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn phối hợp cùng Trường CĐ In Hà Nội tổ chức hằng năm có thể xem là mô hình tiêu biểu.

Mỗi năm, có từ 200 đến 300 CN được gửi tham gia lớp học. Không chỉ CN ở tổng công ty mà CN các đơn vị khác, các tỉnh thành khác cũng tìm đến. Học viên không chỉ được học lý thuyết mà còn được các thầy cô cập nhật kiến thức, kỹ năng mới của ngành. Sau khi ôn lý thuyết, CN được thi thực hành nâng bậc ngay trên chiếc máy đang làm hằng ngày. "Những CN trải qua kỳ thi lý thuyết và thực hành, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được Trường CĐ In Hà Nội cấp giấy chứng nhận công nhận bậc thợ. Dù không làm ở tổng công ty nữa, CN đi bất cứ nơi đâu cũng được công nhận bậc thợ này"- ông Phạm Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch CĐ tổng công ty, cho biết.

Là tổng công ty hoạt động đa ngành (chế biến thực phẩm, may, bán hàng), nhiều năm qua, CĐ Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đặc biệt coi trọng việc rèn giũa kỹ năng nghề cho người lao động thông qua việc duy trì các hội thi tay nghề. Trong đó, đặc biệt hội thi kỹ năng bán hàng đều được CĐ tổ chức hằng năm. Không chỉ được bồi dưỡng các kiến thức mới, kỹ năng tiếp thị, nắm bắt các ngành hàng, các thí sinh còn thể hiện khả năng xử lý tình huống khó xảy ra trong thực tế do các giám khảo "thử thách". Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, siêu thị Satra, cho biết: "Chính các tình huống khó và cách xử lý hợp tình hợp lý mới là những kỹ năng cần thiết của một người bán hàng. Bên cạnh chất lượng hàng hóa, có kỹ năng tốt, người bán sẽ thu hút khách, "lôi kéo" họ trở lại cửa hàng, siêu thị trong những lần tiếp theo". 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo