xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ lại bị làm khó

Bài và ảnh: QUANG TÁM

Việc đào tạo nghề cho người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đang gặp khó vì chưa có định mức đào tạo, chưa được bố trí kinh phí

Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế hằng năm có khoảng 6-8 thanh niên xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an. Theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ, họ được hỗ trợ học nghề sau khi được cấp thẻ học nghề. Tuy nhiên, theo Ban Chỉ huy quân sự xã này, hiện nay có một số bộ đội xuất ngũ của xã dù được cấp thẻ học nghề, đến liên hệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để học lái ôtô đều bị từ chối vì nhiều lý do.

Chưa khai giảng vì thiếu kinh phí

Thực hiện Kế hoạch 140/KH-UBND ngày 5-4-2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2022, Trường CĐ Giao thông Huế đã chiêu sinh đối tượng bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu đào tạo lái ôtô hạng B2, C và vận hành máy xúc đào. Tuy nhiên, dù đã có hơn 200 học viên đăng ký nhưng đến nay trường vẫn chưa thể tổ chức khai giảng do chưa được bố trí nguồn kinh phí đào tạo nghề. "Thời hạn thẻ học nghề chỉ có giá trị trong 1 năm, nếu không tổ chức khai giảng sớm thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của học viên" - ThS Ngô Sĩ Các, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Giao thông Huế, cho biết.

Dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ lại bị làm khó - Ảnh 1.

Một lớp đào tạo lái ôtô do Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An tổ chức

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An (TP Huế) đã tham gia đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an, quân đội. Thế nhưng đến nay, trung tâm này vẫn chưa được tỉnh thanh toán 1,5 tỉ đồng kinh phí đào tạo. Bà Ngô Thị Ni, Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An, cho biết lái xe là nghề được nhiều bộ đội xuất ngũ lựa chọn trung tâm đào tạo sau khi tiếp nhận hồ sơ có thẻ học nghề. Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh cho rằng trước khi tổ chức đào tạo, do trung tâm chưa lập kế hoạch, dự toán và báo cáo sở theo quy định nên không có cơ sở để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, thẩm định. Chính vì không được thanh toán kinh phí đào tạo nên nhiều học viên là bộ đội xuất ngũ dù đã tốt nghiệp, có giấy phép lái xe nhưng chưa được Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An hoàn trả số tiền 3 triệu đồng/người đã tạm ứng khi làm hồ sơ. Anh Phạm Văn Thạnh (ngụ xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết anh đã lấy được giấy phép lái xe hạng C hơn 3 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được trung tâm trả lại số tiền nộp tạm ứng. "Tôi là bộ đội xuất ngũ, có thẻ học nghề và được đào tạo miễn phí. Khi làm thủ tục học, trung tâm yêu cầu nộp tạm ứng 3 triệu đồng và sẽ trả lại sau khi tốt nghiệp nhưng đến nay không được hoàn trả" - anh Thạnh nói.

Tiếp tục chờ...

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết thời gian qua, sở đã tiếp nhận phản ánh thắc mắc liên quan công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và đã trả lời cụ thể cho các đơn vị, cá nhân liên quan về nguyên nhân chưa tiến hành hỗ trợ. "Năm 2020, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB-XH về những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở GDNN có tham gia đào tạo nghề theo thẻ học nghề nhưng đến nay, 2 bộ này vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng" - ông Phúc cho biết thêm.

Theo bà Ngô Thị Ni, từ khi Nghị định 61/NĐ-CP ngày 9-7-2015 quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia việc làm có hiệu lực đến nay, ngoài Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho công an, bộ đội xuất ngũ thì cơ sở chưa nắm được định mức chi phí đào tạo cho từng nghề nên gặp khó khăn trong việc tư vấn và tiếp nhận hồ sơ. Trong khi đó, cùng đối tượng nhưng các cơ sở đào tạo của quân đội vẫn được quyết toán theo Thông tư 214 của Bộ Quốc phòng ban hành định mức chi phí đào tạo một số nghề theo 3 cấp trình độ cho bộ đội xuất ngũ học nghề.

Đại diện trung tâm này cho biết nếu vẫn áp dụng thẩm định dự toán kinh phí đào tạo ngành nghề theo quy định "về xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí" tại điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng thì sẽ gây khó khăn và thiếu công bằng đối với cơ sở đào tạo ngoài quân đội. 

Không khó nắm số liệu quân nhân xuất ngũ

Theo các cơ sở GDNN, quy định yêu cầu các cơ sở GDNN thuộc địa phương quản lý, cơ sở tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài phải lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng này, gửi UBND tỉnh phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đã làm khó cho nơi đào tạo nghề. "Chỉ cần thông qua cơ quan quân sự tỉnh thì Sở LĐ-TB-XH đã có thể nắm được số lượng quân nhân xuất ngũ mỗi đợt, trong đó có số lượng thanh niên đăng ký học nghề. Qua theo dõi số lượng đào tạo hằng năm cũng dễ dàng thống kê được tỉ lệ tham gia học nghề trong số thẻ học nghề đã cấp cho mỗi đợt" - đại diện Trung tâm Đào tạo nghề Tâm An cho biết. Theo đại diện các cơ sở GDNN, nếu những vướng mắc trên vẫn chưa được giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người có nhu cầu học nghề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo