xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐỀ XUẤT GIẢM 50% MỨC HƯỞNG NẾU RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN: Nên tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động

NHÓM PHÓNG VIÊN

Nguyên tắc BHXH là có đóng, có hưởng nên tiền BHXH do người lao động đóng vào thế nào thì mức hưởng cũng phải tính toán cho tương xứng với số tiền họ bỏ ra

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHXH sửa đổi, trong đó đáng lưu ý có nội dung đề xuất: Nếu người lao động (NLĐ) chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia BHXH và đề nghị hưởng BHXH 1 lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng BHXH bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng BHXH. Đề xuất này của Bộ LĐ-TB-XH đã gây phản ứng quyết liệt từ NLĐ.

Dễ tạo tâm lý tiêu cực

Theo khoản 2 điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

ĐỀ XUẤT GIẢM 50% MỨC HƯỞNG NẾU RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN: Nên tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động - Ảnh 1.

Không nên thay đổi chính sách theo hướng siết quyền lợi của người lao động Ảnh: KHÁNH AN

Ông Lê Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết công ty ông có khoảng 2.600 công nhân (CN) đang làm việc và họ đều không đồng tình với đề xuất nói trên. Theo ông Hải, tiền BHXH được trích đóng từ mồ hôi công sức của NLĐ và phần doanh nghiệp trích nộp cũng do NLĐ làm ra. Đồng ý BHXH là chính sách an sinh, mang tính sẻ chia với cộng đồng nhưng nếu NLĐ cảm thấy sự chăm sóc của BHXH đối với họ chưa thật sự tương xứng, nhất là khi so sánh với loại hình bảo hiểm khác, thì họ sẽ cân nhắc ra khỏi hệ thống. Tâm lý của số đông CN ngoại tỉnh là chỉ muốn làm thuê ít năm, tích lũy vốn để về quê mưu sinh, do vậy họ xem khoản BHXH 1 lần là khoản tiết kiệm và sẽ rút khi cần. Độ tuổi CN ngày càng trẻ hóa, số người trên 40 tuổi vẫn tiếp tục làm việc khá ít nên khi rời thị trường lao động, họ không thể chờ đến 20 năm sau để hưởng lương hưu nên sẽ lựa chọn nhận BHXH 1 lần. "Theo tôi, để giữ NLĐ ở lại hệ thống BHXH thì nhà nước cần phải tính toán lại mức hỗ trợ trượt giá sao cho số tiền lương NLĐ nhận được khi nghỉ hưu phải tương ứng với giá trị khi họ đóng và lương hưu phải bảo đảm được đời sống cho NLĐ khi về già chứ không phải là khoản tiền tượng trưng" - ông Hải bày tỏ.

Theo ThS Nguyễn Thị Hồng, giảng viên Khoa Luật - Trường ĐH Mở TP HCM, nguyên tắc BHXH là có đóng, có hưởng nên tiền BHXH do NLĐ đóng vào thế nào thì mức hưởng cũng phải tính toán cho tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Hiện nay, nhiều NLĐ phải rời thị trường lao động sớm, có người phải chờ 4-5 năm, có người phải chờ vài chục năm mới được hưởng lương hưu. Trong khi đó, đồng tiền khi nghỉ hưu mà NLĐ nhận được không còn giữ giá trị như khi họ đóng vào, dẫn đến họ không kiên nhẫn chờ đợi mà rút BHXH 1 lần cũng là điều dễ hiểu. "Tôi cho rằng không nên lập tức thay đổi chính sách theo hướng siết quyền lợi của NLĐ mà nên cho họ quyền được lựa chọn có thể rút ra hay bảo lưu và cần có thêm thời gian tuyên truyền, vận động để NLĐ thay đổi nhận thức. Nếu đề xuất cắt giảm mức hưởng BHXH 1 lần được thông qua sẽ tạo tâm lý tiêu cực cho NLĐ, như trường hợp điều 60 Luật BHXH trước đây" - bà Hồng chia sẻ.

Chỉ cho lĩnh 50% là vô lý

PGS-TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện CN và Công đoàn, cũng phản ứng gay gắt với đề xuất nêu trên và cho rằng nếu NLĐ bức xúc thì cũng không có gì là quá đáng.

Đối với NLĐ, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, theo nguyên Viện trưởng Viện CN và Công đoàn, một đồng với họ cũng là quý. Khi đã hứa với NLĐ trước đây là được hưởng ở mức này khi tham gia, giờ họ tham gia rồi do khó khăn muốn rút mà giờ lại cắt đi thì những gì họ suy nghĩ, tính toán sẽ đổ sụp. "Ví dụ như họ đã tính toán khoản nợ này khi rút BHXH 1 lần về sẽ trang trải được thì giờ không thực hiện được, họ sẽ phản ứng dữ dội" - ông Thọ lý giải.

PGS-TS Vũ Quang Thọ khẳng định số tiền NLĐ đóng vào quỹ BHXH là tiền trích ra từ lương hằng tháng của NLĐ. Quỹ BHXH chỉ là cơ quan quản lý, giữ hộ tiền cho NLĐ. Thế nhưng, quỹ BHXH lại chỉ trả lại cho họ có 50% là vô lý. Đây là tiền NLĐ gửi BHXH giữ hộ, sau này về già người ta có khoản tiền để bảo đảm cuộc sống chứ không phải là của BHXH ban cho. "Để NLĐ không ra khỏi hệ thống BHXH để bảo đảm an sinh xã hội thì phải có các giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút NLĐ tham gia nhiều hơn nữa. Còn đằng này tìm cách cắt giảm quyền lợi của họ thì làm sao gọi là khuyến khích được?" - PGS-TS Vũ Quang Thọ bày tỏ quan điểm.

Ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho rằng mọi đề xuất đưa ra đều đứng trên khoa học và thực tế. Khi chính sách đưa ra hợp lý, NLĐ có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách, ông Liệu cho rằng chính sách phải bảo đảm theo nguyên tắc có thu và có chi, có quyền lợi đóng và quyền lợi hưởng. Ông Liệu cho biết đề xuất này mới là dự thảo nên vẫn đang được tiếp tục lấy ý kiến. Khi thay đổi một chính sách nào đó, các cơ quan chức năng sẽ có những đánh giá khoa học làm thế nào để tốt nhất cho NLĐ, bởi đây là quỹ của chính những NLĐ đóng góp. Theo ông Liệu, có thể khi thực hiện chính sách này, thời gian được hưởng lương hưu sẽ được rút ngắn còn 10-15 năm thay vì 20 năm như quy định hiện hành để làm sao NLĐ lựa chọn được mức tối thiểu để khi hết tuổi lao động, cuộc sống sẽ an nhàn, thoải mái hơn.

Ông Liệu cũng cho rằng việc thắt chặt các điều kiện nhận BHXH 1 lần là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối của quỹ BHXH về lâu dài, song đề xuất cần xây dựng chính sách theo hướng làm rõ các quyền lợi của người tham gia BHXH, qua đó để NLĐ hiểu và lựa chọn. 

Phải giải thích cho người lao động rõ

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cho rằng với đề xuất nêu trên, mục tiêu mà ban soạn thảo hướng đến là nhằm bảo đảm an sinh cho NLĐ sau khi về già nhưng phải hiểu phần tiền của NLĐ đóng góp vào hệ thống thì về bản chất là của NLĐ. Do đó, chính sách đưa ra cần rõ ràng, nếu không NLĐ sẽ phản ứng. "Nếu muốn giữ lại 50% phần đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động đóng BHXH để bảo đảm an sinh sau này cho họ và chỉ cho rút 50% so với quy định hiện hành thì phải giải thích rõ. Phần tiền 50% mà cơ quan quản lý giữ lại của NLĐ sẽ được quản lý ra sao? Bởi bản chất tiền họ đóng góp là của họ, họ phải được hưởng, không thể để lại cho người khác hưởng hay hòa vào kinh phí của hệ thống một cách chung chung" - ông Phạm Minh Huân góp ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo