xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tăng tuổi hưu: Nên dành cơ hội cho lớp trẻ

Bài và ảnh: KHÁNH AN

Theo nhiều bạn đọc, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đề xuất tăng tuổi hưu. Nếu có, thì nên chọn lọc đối tượng chứ không thể cào bằng


Xung quanh đề xuất mới đây của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) về việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ), Báo Người Lao Động đã liên tục có những bài viết phản ánh những bất cập quanh xung quanh vấn đề này. Hàng trăm ý kiến của độc giả gởi về tòa soạn đều bày tỏ thái độ không đồng tình, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra đề xuất nhằm tránh gây sốc cho người thụ hưởng, đặc biệt là công nhân (CN) trực tiếp sản xuất.

Đừng gây hoang mang cho NLĐ

Theo nhiều bạn đọc, nếu quan tâm đến các chính sách cho NLĐ thì các Bộ, ban ngành... nên nghiên cúu thật kỹ về điều kiện sức khỏe, dinh dưỡng, môi trường sống của NLĐ ngay tại Việt Nam, không nên so sánh với các nước khác.

Theo ý kiến bạn đọc, nếu lao động nữ (LĐN) trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi tiếp tục tham gia vào thị trường việc làm thì đương nhiên số lao động dư thừa sẽ nhiều hơn nữa. Vì vậy, trước mắt chưa nên đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu hay còn gọi là tăng tuổi làm việc ở thời điểm này. Nhiều ý kiến thẳng thắn chỉ ra rằng tuổi hưu quy định như hiện nay đã có nhiều NLĐ không chịu nổi. Nếu cố sức làm việc cho đến tuổi hưu theo đề xuất mới thì NLĐ sẽ mắc thêm nhiều bệnh nghề nghiệp, bệnh tuổi già, lúc đó chính bản thân NLĐ cũng không còn sức khỏe để vui sống được, nói gì đến việc thụ hưởng.

Đề cập đến tình trạng các doanh nghiệp (DN) ở các ngành thâm dụng lao động sa thải lao động lớn tuổi trong thời gian gần đây, bạn đọc Nguyễn Minh Dũng cho rằng công nhân (CN) lớn tuổi khó có thể làm việc đến khi nghỉ hưu. Nguyên nhân do sức khỏe và năng suất lao động ngày một kém đi. Do vậy, theo bạn đọc Nguyễn Minh Dũng, với những đối tượng thuộc diện này, không nên tăng tuổi hưu bởi điều đó chỉ gây bất lợi cho NLĐ. Đồng thuận với ý kiến này, bạn đọc Nguyễn Viết Chung cho biết cán bộ y tế làm việc trong môi trường HIV, phong, lao, tâm thần, da liễu...rất dễ nhiễm bệnh nghề nghiệp dẫn đến tuổi nghề rất ngắn, do vậy nên cho họ nghỉ hưu sớm hơn. "Đối với NLĐ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nhà nước nên có chính sách khuyến khích họ về sớm hơn hiện nay"- ông Chung, bày tỏ.

Đề xuất tăng tuổi hưu: Nên dành cơ hội cho lớp trẻ - Ảnh 1.

Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đề xuất tăng tuổi hưu. Nếu có, thì nên chọn lọc đối tượng chứ không thể cào bằng

Một bạn độc tên Tâm, góp ý: "Theo tôi không nên tăng tuổi nghỉ hưu mà nên giữ như cũ. 60 tuổi đối với người Việt Nam là sức khỏe kém rồi, chưa kể mắc đủ thứ bệnh tật, do vậy cố bám víu thì năng suất lao động rất thấp". Theo nhiều bạn đọc, chính sách BHXH phải mang ý nghĩa nhân văn và cần phải thiết kế dựa trên sự bình đẳng nam nữ. "Tôi đề nghị nam và nữ nghỉ hưu đều ở tuổi 55, ai có sức khoẻ và trình độ cũng như có mong muốn làm việc tiếp thì xem xét chọn người thực sự có đủ khả năng để tiếp tục làm việc. Điều này vừa tạo việc làm cho các lao động trẻ, vừa phù hợp sức khoẻ của NLĐ trong các ngành nghề nặng nhọc khác"- một bạn đọc đề xuất.

Không thể cào bằng đối tượng

Bày tỏ bức xúc trước đề xuất tăng tuổi hưu của cơ quan soạn thảo, nhiều bạn đọc không ngần ngại nói thẳng: "Lần trước đã giảm tỉ lệ hưởng lương hưu từ 55% xuống còn 45% cho 20 năm làm việc, mất đi 5 năm , nếu nâng lên 65 tuổi thì NLĐ phải làm thêm 10 năm kể từ 2018 . Có lẽ phải nghỉ sớm để lấy tiền ra là cách tốt nhất"- một bạn đọc viết.

Bạn đọc Thái Nhuần bày tỏ chính kiến: "Tôi không đồng ý tăng tuổi hưu. Tôi mới 45 tuổi mà đã thật sự mệt mỏi rồi thì làm sao làm được 20 năm nữa. Tăng tuổi hưu chỉ phù hợp một nhóm nghề nghiệp, công việc mà thôi. Không thể áp dụng cho tất cả ngành nghề. Chẳng có CN nào mà có thể làm việc đến 60-65 tuổi. Lúc đó, liệu công ty nơi họ làm việ  có muốn giữ không hay họ phải tự xin nghỉ dẫn đến quyền lợi hưởng bảo hiểm bị ảnh hưởng?". Có cùng suy nghĩ này, bạn đọc Võ Hoàng Phi, chia sẻ: "Là NLĐ, tôi chỉ mong đến nghỉ hưu. Tăng tuổi hưu trong bối cảnh hiện tại là không hợp lý bởi xã hội thất nghiệp còn nhiều và chúng ta nên dành cơ hội cho lớp trẻ". Nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ tăng tuổi nghỉ hưu cho cán bộ thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn với chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước, đồng thời cũng khiến cơ hội việc làm của lớp trẻ bị thu hẹp.

Bạn đọc Trương Trà Hùng, phân tích: "Hiện tại, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam khoảng 75 tuổi, nếu tăng tuổi hưu, nam giới sẽ chỉ hưởng 10 năm lương hưu. Hiện có 2 luồng ý kiến phần lớn NLĐ trực tiếp, nặng nhọc muốn nghỉ sớm, người có chức vụ, địa vị muốn nghỉ muộn. Nên chăng, chúng ta có qui định riêng về tuổi hưu là, nam từ 58 đến 65, nữ từ 53 đến 58 tuổi để có thể đáp ứng cho từng đối tượng cụ thể".

Theo bạn đọc Nguyễn Hồng Sơn, việc tăng tuổi sẽ khiến NLĐ thiệt thòi đủ đường. "NLĐ sẽ bị người sử dụng lao động tìm mọi cách cho nghỉ hưu sớm vì chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà sức khỏe đã giảm sút. Tôi không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, đừng vì quỹ BHXH có nghi cơ bị vỡ mà đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu.."- ông Sơn, bày tỏ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo