xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối thoại để hiểu nhau

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Tổ chức đối thoại tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp và người lao động tạo sự gắn kết

“Kể từ ngày 16-3-2015, giá điện tăng 7,5%, đồng nghĩa với việc chi phí tiền điện tăng thêm gần 1 tỉ đồng. Điều này có nghĩa là lợi nhuận sẽ giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động (NLĐ). Vì thế, chúng tôi mong muốn lắng nghe những hiến kế của anh chị em nhằm tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí để công ty phát triển ổn định” - ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn), phát biểu mở đầu chương trình đối thoại tổ chức tại công ty mới đây.

Đồng lòng vượt khó

Khi tổng giám đốc vừa dứt lời, rất nhiều cánh tay của công nhân (CN) giơ lên xin được trình bày ý kiến. Trên tinh thần đồng hành, tập thể lao động đã đề xuất nhiều giải pháp giúp công ty tiết giảm chi phí, như: hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm ở các khu vực không cần thiết; kiểm tra định kỳ và thay thế máy móc, thiết bị hư hỏng hoặc quá cũ làm tiêu tốn điện năng; thay bóng đèn dây tóc bằng đèn LED chuyên dụng. Những ý kiến tâm huyết trên của NLĐ được ban giám đốc lắng nghe, ghi nhận và đánh giá cao bởi tính khả thi, thể hiện rõ nét tinh thần cộng đồng trách nhiệm với doanh nghiệp (DN).

Người lao động phát biểu ý kiến tại chương trình đối thoại của Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn
Người lao động phát biểu ý kiến tại chương trình đối thoại của Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn

Ông Nguyễn Thành Vinh, Phó Chủ tịch Công đoàn(CĐ) công ty, cho biết để chương trình đối thoại đi vào thực chất, trước đó, CĐ cơ sở đã chủ động triển khai việc lấy ý kiến đóng góp của NLĐ ở các phòng, ban, tổ sản xuất. Nhờ định hướng nội dung góp ý sát sườn với thực tiễn sản xuất nên những vấn đề CN nêu ra rất có trọng tâm. Chương trình đã nhận được 56 ý kiến, trong đó có 31 ý kiến được trình bày trực tiếp tại hội nghị. CN Hồng Tố Linh cho biết chị rất “kết” cách làm này của CĐ, bởi NLĐ thấy được những khó khăn hiện tại của DN và từ đó có những đề xuất xác đáng giúp DN phát triển ổn định. Hài lòng nhất vẫn là ban giám đốc khi được nghe NLĐ chia sẻ tâm tư, tình cảm, nhất là trách nhiệm với nơi mình gắn bó. “Rất nhiều giải pháp hiến kế để đẩy mạnh thương hiệu, tăng năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt, các ý kiến về tiết kiệm điện sẽ được phòng kỹ thuật nghiên cứu và áp dụng nhằm giảm chi phí cho DN. Tôi rất mừng khi anh em CN luôn xem DN là mái nhà chung và đồng cam cộng khổ để vượt khó” - ông Dũng chia sẻ.

Tạo sự gắn kết

Thường xuyên tổ chức đối thoại giúp CN hiểu rõ hơn về thuận lợi, khó khăn của DN. Ngược lại, qua đối thoại, DN cũng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của CN và phối hợp với CĐ giải quyết kịp thời bức xúc.

Như ở Công ty Tăng Phú Tân (quận 9,

TP HCM), nhiều CN bức xúc về chất lượng bữa ăn được nêu ra tại chương trình đối thoại diễn ra vào ngày 5 hằng tháng. Nguyện vọng chính đáng của CN được ban giám đốc tiếp thu trên tinh thần cầu thị, đồng thời cam kết cải thiện ngay chất lượng bữa ăn giữa ca. Bằng chứng là ngay sau buổi đối thoại, công ty đã nâng suất ăn giữa ca từ 15.000 đồng lên 18.000 đồng/suất. Thiện chí này của ban giám đốc được tập thể CN đánh giá cao. “Đối thoại thường xuyên giúp DN và CĐ cơ sở hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của NLĐ và phối hợp giải quyết một cách căn cơ, hạn chế thấp nhất tranh chấp không đáng có” - ông Trần Khắc Giang, chủ tịch CĐ công ty, nhìn nhận.

Việc tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng/lần cũng được Công ty TNHH Nahal Vina (quận 9) duy trì. Trước khi diễn ra đối thoại, các tổ CĐ thu thập ý kiến của CN và tập hợp lại thành từng nhóm vấn đề rồi mới trình lên ban giám đốc. Bà Lâm Ngọc Yến, chủ tịch CĐ công ty, chia sẻ: “Nội dung đối thoại liên quan mật thiết đến quyền lợi NLĐ, chẳng hạn như chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, nhà trọ, điều kiện làm việc... Trách nhiệm của CĐ cơ sở là tham mưu và đề xuất ban giám đốc những giải pháp thiết thực để giải quyết kịp thời kiến nghị của CN”. Qua đối thoại, ban giám đốc có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống CN và từ đó có chính sách chăm lo phù hợp nhằm san sẻ khó khăn với họ. Nhờ vậy, hơn 1.000 CN được hưởng một chính sách chăm lo tiến bộ như: phụ cấp thâm niên (từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng/người/tháng), phụ cấp chuyên cần (200.000 đồng/tháng), phụ cấp nhà trọ (150.000 đồng/người/tháng), phụ cấp nhà trẻ (30.000 đồng/bé/tháng), phụ cấp tay nghề (100.000 đồng đến 200.000 đồng/người/tháng)... Với tinh thần sẻ chia ấy của ban giám đốc, quan hệ lao động tại công ty luôn ổn định.

“Khi tổ chức đối thoại, nhiều DN lo lắng CN chỉ đòi hỏi quyền lợi mà quên đi trách nhiệm chia sẻ khó khăn với nơi mình làm việc. Tuy nhiên, hiệu quả đối thoại tại các DN đã khẳng định CN luôn sẵn lòng gánh vác khó khăn để cùng DN vượt khó”.

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân (Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo