xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đủ kiểu o ép

Bài và ảnh: Nam Dương

Nhiều doanh nghiệp tùy tiện đặt ra quy định để “trói” người lao động và xâm hại quyền lợi của họ

“Công ty không cho tôi làm việc mà không nêu lý do, cũng không xác nhận việc “cấm cửa” tôi. Công ty đã cố tình o ép, không cho tôi được đi làm”. Trên đây là nội dung chính trong đơn khiếu nại của ông Vương Thanh Tuấn, nhân viên lái xe phòng logistics  Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế TPHCM (Yteco), gửi các cơ quan chức năng TPHCM đề nghị can thiệp để được bảo vệ quyền lợi.

img
Chị Nguyễn Thị Ánh Vân, nhân viên Công ty Yuki Sepre 24, đang đề nghị cơ quan chức năng can thiệp bảo vệ quyền lợi

Bỗng dưng chuyển việc


Ông Tuấn cho biết ngày 26-3, theo lệnh của ông Lê Thiện Phước, Giám đốc Yteco, ông Tuấn chở phó giám đốc và trưởng phòng kinh doanh đi công tác. Đến chiều, ông Tuấn chở hai người về quán nhậu với hai người khác mà ông Tuấn không biết tên. Đến ngày 29-3, ông Tuấn bị đình chỉ lái xe và phòng nhân sự liên tục yêu cầu viết tường trình. Mặc dù không biết tên hai người khách nhưng ông Tuấn vẫn bị ông Phước yêu cầu phải ghi tên hai người này vào.


Đến khi Ban Chấp hành CĐ công ty đề nghị giám đốc gặp gỡ, đối thoại để giải quyết vụ việc thì ông Phước từ chối với lý do: “Chưa đến lúc Ban Chấp hành CĐ vào cuộc vì đây không phải là tranh chấp lao động!”. Đến ngày 11-5, ông Tuấn được chuyển xuống làm bảo vệ. Một thời gian sau, đến ngày 26-8, công ty không cho ông Tuấn vào làm mà không một lời giải thích. Ông Tuấn yêu cầu phòng nhân sự xác nhận tình trạng trên thì bị lờ đi. Chưa hết, công ty còn tiến xa trong việc o ép người lao động (NLĐ) khi đưa vụ việc ông Tuấn bị kỷ luật từ 6 năm trước (đã thi hành kỷ luật xong) ra dán công khai trên bản tin của công ty.


Trao đổi với chúng tôi, bà Trịnh Thị Mỹ Liên, Trưởng Phòng Nhân sự Yteco, cho rằng việc chuyển ông Tuấn từ lái xe xuống làm bảo vệ là bình thường. Đồng thời việc không bố trí công việc cho ông Tuấn là do ông Tuấn đã đủ ngày công trong tháng và đây là việc làm thuộc thẩm quyền. Thế nhưng bà Liên không giải thích vì sao không xác nhận việc không bố trí cho ông Tuấn đi làm.


Hành xử tùy tiện


Trường hợp ông Đ., nhân viên một chi nhánh của ngân hàng N. thì may mắn hơn. Do sơ suất giao thiếu công văn của ngân hàng cho chi nhánh dẫn đến việc chi nhánh không báo cáo kịp thời nên ông Đ. bị đình chỉ công tác hơn 3 tháng. Đến khi được đi làm trở lại, ông Đ. buộc phải làm cam kết “nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì bị xử lý kỷ luật”. Ông Trần Hồng Sơn, chuyên viên Ban Thi đua – Chính sách LĐLĐ TPHCM, cho rằng doanh nghiệp có nội quy lao động, nếu NLĐ vi phạm thì xử lý kỷ luật. Việc buộc NLĐ phải cam kết như trên là không phù hợp, gây sức ép cho NLĐ.


Mới đây, Phòng LĐ-TB-XH quận 1- TPHCM đã tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của một số nhân viên bảo vệ của Công ty Liên doanh Dịch vụ Bảo vệ Yuki Sepre 24 vì không được giải quyết chế độ khi nghỉ việc. Ông Lê Thanh Sang làm cho công ty từ tháng 6-2004 đến tháng 7-2009 thì xin nghỉ việc và được chấp nhận. Phòng nhân sự của công ty yêu cầu ông Sang phải trả lại hợp đồng lao động (HĐLĐ) mới giải quyết các chế độ. Oái oăm là dù làm việc 5 năm và hai lần ký HĐLĐ nhưng ông Sang không được giao giữ một bản như luật định. Chính vì vậy, mặc dù đã xin nghỉ việc hơn 2 tháng, ông Sang vẫn không được trả sổ BHXH, trợ cấp thôi việc. Một số nhân viên khác của công ty cũng rơi vào tình trạng như trên. Theo luật gia Võ Văn Đời, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TPHCM, khi giao kết HĐLĐ, công ty phải giao cho NLĐ một bản và công ty giữ một bản. Việc công ty không giao một bản HĐLĐ cho NLĐ là trái luật.

Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM:

Tước quyền làm việc của người lao động


Nhiều doanh nghiệp không cho NLĐ vào làm việc nhưng sau đó sa thải họ vì lý do nghỉ quá 5 ngày cộng dồn trong tháng. Việc không cho NLĐ vào làm việc mà không có lý do chính đáng là tước quyền được lao động của họ. Đây là một thủ đoạn của một số doanh nghiệp khi muốn ép NLĐ phải nghỉ việc. NLĐ có quyền yêu cầu hội đồng hòa giải cơ sở hòa giải; nếu không thành thì kiện ra tòa để được bảo vệ quyền lợi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo