xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng kiện cho bõ ghét!

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Sai phạm đã rõ ràng nhưng khi bị xử lý kỷ luật, nhiều người lao động vẫn nghĩ mình bị trù dập nên khiếu nại khắp nơi

“Trước khi làm việc với nhà báo, tôi đã tiếp rất nhiều đại diện các cơ quan chức năng và báo chí. Sau khi nghe và được cung cấp hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật người lao động (NLĐ), họ đều lắc đầu ngao ngán vì cách hành xử quá đáng của NLĐ. Anh ta đã chiếm đoạt tiền của công ty mà còn bắt công ty phải hầu kiện!”. Đây là tâm sự của ông N.N.H, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Công ty D. (quận 4, TP HCM), khi trả lời thắc mắc về việc sa thải anh V.V.Đ, nhân viên của công ty.

Buồn quá lấy tiền của công ty đi... nhậu

Anh Đ. được công ty giao quản lý bán hàng ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Theo nguyên tắc, tiền bán hàng phải nộp về công ty. Thế nhưng, sau khi lấy tiền của khách hàng hơn 100 triệu đồng, anh đã tiêu xài hết. Công ty phát hiện, đề nghị anh Đ. trả tiền. Thay vì thực hiện yêu cầu của công ty, anh lại nhắn tin đe dọa giám đốc.

Hiểu biết, quan tâm, tôn trọng lẫn nhau là nền tảng của quan hệ lao động ổn định, bền vững
Hiểu biết, quan tâm, tôn trọng lẫn nhau là nền tảng của quan hệ lao động ổn định, bền vững

Khi xảy ra vụ việc, công ty lập biên bản vi phạm đối với anh Đ. Theo đó, Đ. cam kết trả số tiền đã chiếm dụng trong thời hạn 4 tháng, nếu không sẽ bị xử lý kỷ luật. Hết hạn cam kết, Đ. vẫn không trả tiền nên công ty tiếp tục lập biên bản và anh lại cam kết sẽ trả nợ. Trong khi chưa thực hiện xong cam kết, anh đã nhiều lần đến công ty gây rối, đập phá tài sản.

Trước hành vi của anh Đ., công ty lập biên bản xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương trong 6 tháng. Sau khi bị xử lý kỷ luật, anh vẫn tiếp tục đến công ty gây rối. Lần này, công ty đã lập biên bản và xử lý kỷ luật với hình thức sa thải. Sau khi bị sa thải, anh Đ. đã gửi đơn khiếu nại khắp nơi.

“Để tạo điều kiện cho Đ. sửa sai, công ty vẫn cho anh tiếp tục bán hàng để trả nợ nhưng Đ. đã hành xử quá đáng, buộc công ty phải xử lý nghiêm. Khi xử lý kỷ luật, công ty thực hiện đúng trình tự quy định. Hiện anh Đ. vẫn còn nợ công ty hơn 35 triệu đồng. Công ty cũng đã tiến hành các thủ tục để kiện anh ra tòa” - ông H. cho biết.

Tiếp xúc với chúng tôi, anh Đ. thừa nhận đã sử dụng một phần tiền của công ty để lo thuốc thang cho cha mẹ bị bệnh, phần còn lại “vì buồn quá nên mang đi nhậu”. Phóng viên thắc mắc vì sao biết sai mà vẫn kiện, anh Đ. lý giải: “Nhiều người trong công ty sai phạm nhiều hơn mà không bị xử lý, còn tôi vi phạm nhỏ mà bị xử lý là sao? Đi kiện cho bõ tức!”.

Không thấy cái sai của bản thân

Làm cho bõ ghét, bất kể đúng sai là thái độ của nhiều NLĐ mà chúng tôi đã gặp khi giải quyết đơn thư khiếu nại. Lý lẽ họ đưa ra hoàn toàn do suy nghĩ chủ quan, không dựa vào quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của đơn vị. Trường hợp của chị Đ.H.N, nhân viên Công ty V.T. (quận 12, TP HCM), là một ví dụ.

Sau nhiều lần chị N. đi làm không đúng giờ, công ty lập biên bản, xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách. Không đồng ý, chị khiếu nại. Tiếp nhận đơn, công ty tổ chức cuộc họp có mặt đầy đủ các bên. Tại buổi họp, đại diện Công đoàn đã phân tích đúng sai, đề nghị chị N. chấp hành nội quy lao động. Thay vì nhìn nhận sai trái để sửa đổi, chị tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo công ty và Công đoàn câu kết để trù dập mình. Sau khi xác minh, cơ quan chức năng quận 12 đã kết luận nội dung tố cáo của chị N. là không có cơ sở.

Một cán bộ LĐLĐ quận 4, TP HCM cho biết trường hợp như anh Đ., chị N. thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Một số người sau khi được giải thích đã nhận ra sai trái của mình và rút đơn khiếu nại. “Đối với trường hợp anh Đ., sau khi nhận đơn, chúng tôi đã dựa vào các quy định của pháp luật để phân tích đúng sai nhưng anh nhất mực không nghe và gửi đơn khiếu nại khắp nơi. Việc làm này hoàn toàn không có lợi vì NLĐ có nguy cơ bị thua trong cả 2 vụ kiện” - vị cán bộ này nhận xét.

Ra tòa là chuyện không đơn giản

Luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư TP HCM, nhìn nhận vẫn có trường hợp NLĐ sai nhưng vẫn cố đi kiện. Việc này có thể xuất phát từ tâm lý “kiện cho bõ ghét” hoặc do không hiểu biết pháp luật. Dù vì lý do gì đi nữa thì NLĐ cũng phải hết sức cân nhắc vì theo đuổi một vụ kiện hoàn toàn không đơn giản. NLĐ muốn có việc làm, thu nhập; doanh nghiệp muốn sản xuất ổn định, phát triển nên cần xây dựng mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, không nên “cạn tàu ráo máng”. Điều quan trọng là thiện chí phải đến từ hai phía.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo