xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng thỏa hiệp với sai trái

Bài và ảnh: MAI CHI

Bắt tay với doanh nghiệp lách luật, người lao động gánh lấy thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp

Sau gần 1 tháng tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) do ảnh hưởng dịch Covid-19, ngày 27-4, toàn bộ người lao động (NLĐ) tại Công ty TNHH Địa ốc G.P (quận 2, TP HCM) đều được thông báo trở lại làm việc, trừ ông L.T.N, phó tổng giám đốc công ty. Khi ông N. khiếu nại thì Công ty TNHH Địa ốc G.P và Công ty TNHH L.N.N (quận 1, TP HCM) đùn đẩy trách nhiệm qua lại. Vì sao lại xảy ra vụ việc này và Công ty TNHH L.N.N có liên quan gì?

Lách luật

Tiếp xúc với chúng tôi, ông N. cho biết ngày 8-9-2019, ông được Công ty TNHH Địa ốc G.P tuyển dụng và ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm ở vị trí phó tổng giám đốc. Theo thỏa thuận, mức lương của ông N. sẽ là 80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí đóng BHXH, công ty yêu cầu ông N. ký thêm một HĐLĐ khác với Công ty TNHH L.N.N, vị trí phó giám đốc và chia đều tiền lương, mỗi HĐLĐ là 40 triệu đồng/tháng.

Chưa dừng lại đó, ở mỗi HĐLĐ, khoản thu nhập 40 triệu đồng tiếp tục được chia nhỏ thành nhiều khoản gồm lương cơ bản (18 triệu đồng/tháng) và phụ cấp nhà ở, đi lại, xăng xe, ăn trưa, điện thoại. Với cách làm này, 2 công ty chỉ đóng BHXH cho ông N. trên nền lương 18 triệu đồng/tháng. Cũng theo ông N., tuy người đại diện ký kết HĐLĐ khác nhau nhưng thực chất 2 công ty này là một. NLĐ làm một công việc ở cùng một địa điểm và chịu sự điều hành chung của cả 2 công ty.

Cuối tháng 3-2020, qua Viber, ông N.Đ.H, Phó Giám đốc Công ty TNHH L.N.N (cũng là Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc G.P), ra thông báo tạm hoãn HĐLĐ với NLĐ do ảnh hưởng dịch Covid-19 đến ngày 30-4 mà không thỏa thuận trước. Ông N. đã kiến nghị công ty phải thực hiện thủ tục tạm hoãn HĐLĐ theo quy định của Bộ Luật Lao động nhưng bị phớt lờ. Đến ngày 27-4, khi biết tin toàn bộ NLĐ, CB-CNV đã trở lại làm việc, ông N. liên hệ với bà N.T.H, Chủ tịch Công ty TNHH Địa ốc G.P, để hỏi về thời gian làm việc trở lại thì được hướng dẫn gặp ông H.

Thế nhưng, ông H. không phản hồi thắc mắc của ông N. Bức xúc với kiểu hành xử đùn đẩy nói trên, ông N. phản ánh sự việc trên nhóm Viber của công ty thì lập tức bị bà H. loại ra khỏi nhóm. "Khi tôi khiếu nại thì lãnh đạo 2 công ty cứ đùn đẩy qua lại. Giờ tôi muốn khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi thì cũng rắc rối vì không xác định được đối tượng khởi kiện là công ty nào" - ông N. rầu rĩ nói.

Đừng thỏa hiệp với sai trái - Ảnh 1.

Người lao động đến Báo Người Lao Động nhờ can thiệp bảo vệ quyền lợi

Thấy sai vẫn đồng ý (?)

Việc doanh nghiệp trả lương một đằng nhưng thể hiện trên HĐLĐ một nẻo để giảm chi phí trích nộp BHXH, BHYT diễn ra khá phổ biến. Sở dĩ người sử dụng lao động thực hiện được hành vi này là nhờ sự thỏa hiệp với NLĐ. Thực tế, khi tranh chấp xảy ra, chính NLĐ phải chịu thiệt thòi.

Đơn cử như trường hợp ông Đ.C.L. Theo đơn khởi kiện, ông L. làm việc cho Công ty TNHH S.H (quận 9, TP HCM) từ tháng 5-2005 ở vị trí tổ trưởng cơ điện, mức lương theo HĐLĐ là 7,5 triệu đồng/tháng, mức lương thực tế là 16 triệu đồng/tháng. Ngày 26-7-2017, công ty đột ngột đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ông L. mà không nói rõ lý do. Bức xúc, ông L. đã khởi kiện công ty ra tòa đòi bồi thường thiệt hại vì bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định pháp luật. Mức lương căn cứ tính bồi thường theo đề nghị của ông L. là 16 triệu đồng.

Căn cứ vào chứng cứ hai bên cung cấp, tòa nhận định Công ty TNHH S.H đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với ông L. nên phải bồi thường các khoản theo quy định. Tuy nhiên, yêu cầu tính bồi thường trên mức lương 16 triệu đồng/tháng của ông L. bị tòa bác vì không xuất trình được chứng cứ có giá trị chứng minh, trong khi sổ BHXH thể hiện mức đóng tại thời điểm xảy ra tranh chấp là 7,5 triệu đồng/tháng. Do vậy, dù thắng kiện, ông L. cũng chỉ nhận được khoản bồi thường hơn 232 triệu đồng, thấp hơn khoảng 50% so với khoản bồi thường ông yêu cầu trước đó.

Trường hợp của ông N.V.Đ (quận 3, TP HCM) cũng là một ví dụ trong việc né đóng BHXH. Theo đó, ông Đ. vào làm bảo vệ tại Công ty TNHH Đ.N.C (quận 1, TP HCM) từ đầu năm 2019 nhưng không ký HĐLĐ, không tham gia BHXH. Tháng 7-2020, khi nghỉ việc, ông Đ. yêu cầu công ty phải thanh toán 1,5 tháng lương thay cho khoản tiền trợ cấp thất nghiệp mà đáng lẽ ra ông được nhận nếu công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đầy đủ.

Do yêu cầu bị công ty từ chối nên ông C. khiếu nại đến cơ quan chức năng. Làm việc với phóng viên, bà Đào Thị Phương Thảo, giám đốc công ty, đã cung cấp tờ đơn xin không tham gia BHXH, BHYT, BHTN để bảo toàn thu nhập do chính ông Đ. viết khi mới vào làm việc. Bà Thảo cũng thừa nhận việc không tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ là chưa đúng quy định và sẽ truy đóng. Riêng đòi hỏi 1,5 tháng lương theo đề nghị của ông Đ. thì công ty không giải quyết.

Thỏa thuận phải đúng luật

"Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, các cá nhân, pháp nhân được tự do, tự nguyện thực hiện cam kết, thỏa thuận. Song mọi cam kết, thỏa thuận phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Do vậy, khi thực hiện các thỏa thuận, cam kết cả NLĐ và doanh nghiệp cần cẩn trọng, bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật để tránh thiệt hại không đáng có cho cả hai bên" - luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo