img

Thỉnh thoảng bắt gặp bạn cùng lớp trong bộ đồng phục lướt qua, em Nguyễn Tường Vũ, sinh năm 2003, con anh Nguyễn Tường Du, công nhân (CN) Công ty TNHH Cân Nhơn Hòa (quận Thủ Đức, TP HCM) thoáng buồn. Hơn 3 tháng nay, Vũ đã xa trường lớp, học nghề sửa xe để mong đỡ đần cha bị bệnh nặng và bà nội già yếu. Vũ là một trong 121 con CN có hoàn cảnh khó khăn được Chương trình học bổng Báo Người Lao Động, trao trong năm học 2019-2020.

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 1.

Vũ từng có một gia đình ấm êm, hạnh phúc, là đứa con được cả gia đình chờ đợi, nâng niu. Nhưng hơn 10 năm trước, ba mẹ ly hôn, tòa tuyên Vũ sống với ba. Chưa hiểu gì, Vũ ngơ ngác khi thấy mẹ xách va ly ra đi. Thỉnh thoảng, mẹ ghé qua, dúi cho Vũ ít tiền hoặc món quà rồi quầy quả đi nhanh, dù hai mẹ con chưa kịp nói với nhau câu nào. Để rồi từng ngày, Vũ lớn lên thiếu thốn tình thương của mẹ, em sống nhờ sự chở che, bảo bọc của ba và bà nội.

img
img

Vũ cùng ba (anh Nguyễn Tường Du) và bà nội trong căn nhà thiếu người mẹ

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Tường Du, ba Vũ luôn mong ước mình sớm khỏi bệnh để Vũ lại được đến trường

Thương con trai nhỏ sớm thiếu thốn tình thương của mẹ, anh Nguyễn Tường Du, ba Vũ không dám đi bước nữa mà ở vậy nuôi con suốt 10 năm. Lương CN cơ khí không cao nhưng cũng đủ cho anh lo cho con đi học. Những tưởng dòng đời trôi qua lặng lẽ, tháng 5-2019, trong lần khám sức khỏe của công ty, kết quả kiểm tra của anh Du đã khiến anh gục ngã khi có vấn đề với căn bệnh ung thư gan, xẹp phổi trái. Không đủ sức để tiếp tục làm việc, anh phải nghỉ để chữa bệnh. Việc học tập của Vũ vì thế mà cũng bị gãy gánh vì số tiền chữa bệnh cho ba quá lớn.

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 4.

Từ Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, anh Du được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy TP để điều trị. Mặc dù có BHYT nhưng số tiền đóng thêm mỗi lần vô thuốc là 8 triệu đồng khiến cả nhà anh chới với. Nghỉ việc, mất thu nhập lại phải điều trị bệnh tốn kém, anh Du đã phải chạy vạy khắp nơi vay mượn của anh em, họ hàng, đồng nghiệp. Anh kể: "Khi biết tôi bị bệnh, công ty và đồng nghiệp có giúp đỡ ít tiền nhưng không thấm vào đâu so với chi phí điều trị hiện nay". 

Từ một người khỏe mạnh, gần 60 kg, chỉ vừa mới 2 đợt vô thuốc, anh Du còn da bọc xương với mức cân nặng 43 kg. Sau những lần ấy, anh không ngủ được mà nằm trên ghế bố trằn trọc cả đêm, sức khỏe càng sa sút.

img
img
img

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 6.

Hiện 3 thành viên trong nhà Vũ sống nhờ vào tiệm tạp hóa nhỏ của bà nội bán tại nhà. Mà cái tiệm có lớn gì đâu, khi chỉ lèo tèo vài gói mì tôm, ít chai nước tương, mấy tuýp kem đánh răng, vài loại nước đóng chai… để bán cho những người quanh xóm. "Mặt bằng chật, lại không có vốn nên tôi chỉ bán được vài món kiếm ít đồng lời để đi chợ, nấu cơm cho 2 cha con nó. Mà dạo này buôn bán ế quá, có ngày thu nhập chỉ 20.000-30.000 đồng, thiếu cả tiền đi chợ!", bà của Vũ chia sẻ.

Bà Hồng năm nay đã 71 tuổi, mắc bệnh khớp nên không ngồi được lâu. Vì thế, sau giờ học nghề, Vũ phụ bà nấu ăn, rửa chén, lau nhà.

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 7.


img
img
img

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 9.

Thông cảm với hoàn cảnh của gia đình Vũ, ông Phạm Ngọc Anh, chủ tiệm sửa xe Phước Thịnh, đồng ý dạy nghề cho em. "Nghe hoàn cảnh khó khăn của Vũ, tôi đã nhận em vào học việc miễn phí và cho bữa ăn trưa. Vũ thông minh, lại chịu khó nên học rất nhanh. Mới học được 3 tháng nhưng Vũ đã biết làm nhiều thứ. Tôi thương Vũ như con của mình nên hết lòng chỉ dạy, yêu thương. Các em khác trong tiệm cũng rất quý mến Vũ vì tính tình hiền lành, chăm chỉ. Khoảng từ 2-2,5 năm, Vũ có thể thành thợ chính và đi làm được", ông Ngọc Anh cho biết.

[eMagazine] - Chim non sớm vào đời - Ảnh 10.

Tại tiệm sửa xe Phước Thịnh, đường Nguyễn Văn Công (quận Gò Vấp, TP HCM), Vũ tỉ mẩn nạy vỏ xe máy, rồi mày mò tìm lỗ xì hơi để vá. Gần 3 tháng học nghề, Vũ đã biết vá xe, rả máy. Đây là tiệm sửa xe gần nhà, Vũ được nhận vào học nghề miễn phí và cho ăn một bữa cơm trưa. Vũ bộc bạch: "Em chỉ mong sớm học được nghề để đi làm, có tiền chữa bệnh cho ba và lo cho bà nội vì bà năm nay đã lớn tuổi. Bà nội và ba đã hi sinh, lo lắng nhiều cho em, em chỉ mong họ có sức khỏe, sống lâu bên em". So với tuổi 16, Vũ trưởng thành, chín chắn hơn bạn bè cùng trang lứa.

Gần 3 tháng học nghề, Vũ có thể vá xe, rã máy một cách rành rẽ. Nhìn Vũ tỉ mỉ làm việc, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. So với tuổi 16, Vũ trưởng thành, chín chắn hơn bạn bè cùng trang lứa. Khi chúng tôi hỏi dự định trong tương lai, Vũ bộc bạch: "Em chỉ mong sớm rành nghề để có tiền phụ giúp bà nội và điều trị cho cha. Có điều kiện hơn thì em sẽ quay lại trường để học tập".

Lời kêu gọi

Nhằm triển khai có hiệu quả chương trình "Đồng hành cùng người lao động", đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, từ năm học 2018-2019, Báo Người Lao Động đã triển khai chương trình học bổng "Chắp cánh ước mơ". Trong năm đầu tiên, với sự ủng hộ của các doanh nghiệp và mạnh thường quân, chương trình đã trao 115 suất học bổng với tổng trị giá gần 200 triệu đồng cho con CN vệ sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại TP HCM. Năm học 2019-2020, chương trình học bổng "Chắp cánh ước mơ" được đổi tên thành Chương trình học bổng Báo Người Lao Động. Nét mới của chương trình năm nay là ngoài con CN vệ sinh, chương trình sẽ mở rộng đối tượng hỗ trợ là con CN bị tai nạn lao động, CN mắc bệnh hiểm nghèo. Năm nay, chương trình tiếp tục trao 121 suất học bổng cho con CN bị tai nạn lao động, mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP HCM.

Báo Người Lao Động trân trọng đón nhận những đóng góp, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm để tiếp sức cho chương trình. Mọi đóng góp, vui lòng gửi về: Chương trình học bổng Báo Người Lao Động hoặc chuyển khoản: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM, số tài khoản: 117000004884, đơn vị tiếp nhận: Báo Người Lao Động.

Thực hiện: Hồng Đào - Tấn Thạnh - Nguyên Thảo

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên