xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng trăm ngàn lao động bị ảnh hưởng, mới có 418 người được thụ hưởng

ANH THƯ - BẢO HÂN (Báo Lao Động)

Người lao động có nguyện vọng được hưởng gói hỗ trợ, nhưng thủ tục để hưởng gói hỗ trợ này phụ thuộc vào doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệpkhông làm thủ tục, người lao động cũng không được hưởng”

Người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương tại các doanh nghiệp (DN) là một trong những nhóm được thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, số lượng DN làm thủ tục để NLĐ được hưởng hỗ trợ này còn rất hạn chế. Các chuyên gia cho rằng, trước những e ngại của DN, NLĐ bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch COVID-19 khó khăn khi tiếp cận chính sách.

Doanh nghiệp thờ ơ

Ngoài phê duyệt các nhóm đối tượng là người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các địa phương đang thực hiện chi trả hỗ trợ cho đối tượng là NLĐ, DN. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cả nước có 14 địa phương chi trả hỗ trợ cho gần 73.000 NLĐ, hộ kinh doanh, trong đó, 71.525 NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), chủ yếu là hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động. Mặt khác, Bộ LĐ-TB-XH cũng duyệt chi hỗ trợ cho 418 NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương.

Tính đến ngày 4.6, Hà Nội tiếp nhận hồ sơ 94 DN với 1.881 NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên. So với những DN đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, con số 94 hồ sơ DN đề nghị hưởng hỗ trợ là khá  khiêm tốn.

Hàng trăm ngàn lao động bị ảnh hưởng, mới có 418 người được thụ hưởng - Ảnh 1.

Thống kê của Công đoàn (CĐ) các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam cho thấy, tính đến thời điểm này, các KCN của tỉnh có khoảng 8.800-9.000 NLĐ bị giảm việc, chấm dứt hợp đồng, hoãn hợp đồng… do dịch COVID-19. Tuy vậy, vẫn chưa có DN nào làm thủ tục để NLĐ được hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng.

Chị Hồ Thị Nhung - công nhân Công ty TNHH NMS, tỉnh Hà Nam - bị công ty không tiếp tục ký hợp đồng lao động từ ngày 13.5. Mất việc, trong khi chưa tìm được việc mới, chị đành ở nhà, thu nhập không có khiến cuộc sống rất chật vật. Chị rất mong được nhận gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng. "Tuy nhiên khi tôi lên xã để hỏi xem mình có được hưởng hỗ trợ không, cán bộ xã cho biết tôi không được hưởng vì tôi đã hưởng trợ cấp 1 tháng lương của công ty. Khoản tiền này mới chỉ được ghi trong thoả thuận khi nghỉ việc của tôi với công ty, chứ đến giờ tôi cũng chưa nhận được hỗ trợ" - chị Nhung nói.

Người lao động bị ảnh hưởng

Trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thị Minh Phượng - Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh Hà Nam - cho hay: "CN có nguyện vọng được hưởng gói hỗ trợ, nhưng thủ tục để hưởng gói hỗ trợ này phụ thuộc vào Cty. Nếu Cty không làm thủ tục, CN cũng không được hưởng".

Theo bà Phượng, do quy định, Cty phải chứng minh được về vấn đề tài chính thì NLĐ mới được hưởng hỗ trợ. Trong khi đó, DN "sợ" những thủ tục bởi liên quan đến cả báo cáo tài chính, thuế… Đây là những thông tin DN không muốn cung cấp ra bên ngoài. Hơn nữa, làm thủ tục xong, DN còn phải chi trả cho NLĐ. Vì vậy, nhiều DN ngại, không làm.

Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Thắng - Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh Thái Bình - nói rằng, trong các KCN tỉnh, các DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đều phát sinh doanh thu, chỉ là không có tiền để trả lương cho NLĐ, chỉ đủ chi phí cho DN. "Cái khó ở đây là DN vẫn phát sinh doanh thu, mà đã phát sinh doanh thu thì không được hưởng theo như quy định đặt ra" - bà Thắng nói.

Theo thống kê của CĐ các KCN tỉnh Thái Bình, các KCN tỉnh có 26 DN và 36.890 NLĐ bị ảnh hưởng. Trong số đó, có 5 DN với 1.756 CNLĐ đã gửi đề nghị hỗ trợ. Bà Phạm Thị Thắng cho biết, CĐ các KCN tỉnh đã hướng dẫn, CĐCS đã xác nhận danh sách này rồi gửi về chính quyền từ giữa tháng 5. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có văn bản trả lời. Vì vậy, vẫn chưa có CNLĐ nào được hưởng hỗ trợ của gói 62.000 tỉ đồng.

Trao đổi về số hồ sơ DN đề nghị hưởng hỗ trợ chi trả lương ngừng việc cho NLĐ khá hạn hẹn so với số DN đang hoạt động tại Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội - cho hay: "Hiện, DN có hồ sơ đề nghị hỗ trợ khá ít. Nếu theo quy định, để được hưởng hỗ trợ, một trong những tiêu chí là NLĐ phải làm việc tại các DN không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong khi đó, những DN không có doanh thu đã phá sản, còn những DN dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì vẫn còn doanh thu".

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội nhìn nhận, bất cập đó khiến 20-30% NLĐ nghỉ việc kia không được hưởng chính sách từ gói 62.000 tỉ đồng.

Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB-XH nhận định, việc triển khai chi trả qua lương của các DN chưa nhiều, một phần do các DN bị ảnh hưởng đã bắt đầu quay trở lại làm việc, các DN còn tích luỹ kinh phí để trả lương. Mặt khác, do phải chứng minh tài chính ở chừng mực nào đó, DN e ngại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nên chưa chủ động trong việc lập hồ sơ vay vốn trả lương ngừng việc cho NLĐ và xác nhận các chế độ hỗ trợ khác cho NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo