xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu

Bài và ảnh: Diệp Thảo

NLĐO) - Công nhân dệt may mong muốn rút ngắn tuổi nghỉ hưu, nếu không thì cũng duy trì ở mức 55 tuổi nghỉ hưu đối với nữ chứ không nên tăng.

Qua sâu sát, nắm bắt thực tế công việc cũng như tâm tư, nguyện vọng của người lao động (NLĐ), nhiều cán bộ Công đoàn (CĐ) cơ sở cho rằng, NLĐ trực tiếp làm việc quá vất vả, nếu nâng tuổi nghỉ hưu họ sẽ không đủ sức khỏe để làm việc. Vì thế, cán bộ CĐ đề xuất không tăng tuổi nghỉ hưu, nếu tăng, cần có sự lựa chọn đối tượng và cần có lộ trình cụ thể.

Công nhân trực tiếp không muốn tăng tuổi hưu

Đóng góp ý kiến tại hội nghị góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức mới đây, bà Phạm Thị Vân Hương - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Công ty Nước sạch Hà Nội) cho biết: Công ty hiện có 2.100 lao động, trong đó có 42% là lao động nữ, lao động nữ gián tiếp chiếm 11,3%, số lao động nữ là công nhân (CN) các ngành nghề chiếm 27,8%, làm những việc như CN vận hành bơm, vệ sinh công nghiệp… khá vất vả. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, họ sẽ không đủ sức khỏe để đảm bảo công việc. Quan điểm của công ty và tập thể NLĐ là không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, vì những NLĐ trực tiếp, làm việc quá vất vả. Trường hợp nếu tăng, chúng tôi đề nghị cần có lựa chọn đối với từng đối tượng và có lộ trình cụ thể", bà Hương nhấn mạnh.

Nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu - Ảnh 1.

Cũng không đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu, bà Phan Thị Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên phân tích: trên địa bàn quận Long Biên có 2 doanh nghiệp lớn là Tổng Công ty May 10 và Tổng Công ty May Đức Giang. Tổng Công ty May 10 có 10 ngàn CN, trong đó 95% là lao động nữ. "Qua khảo sát từ NLĐ, phần lớn NLĐ mong muốn nghỉ trước tuổi 55 vì qua tuổi này tay họ không còn nhanh nhẹn, mắt không còn tinh tường, không nhìn rõ được đường kim mũi chỉ. Thực tế, đã có rất nhiều lao động nữ ngành may xin nghỉ hưu trước tuổi. Vì vậy, CN dệt may mong muốn rút ngắn tuổi nghỉ hưu, nếu không thì cũng duy trì ở mức 55 tuổi nghỉ hưu đối với nữ chứ không tăng tuổi nghỉ hưu"- bà Phan Thị Thu Hằng cho biết. Bà Hằng cũng cho rằng, khi có thêm một người tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng đến việc làm của một lao động trẻ, một sinh viên ra trường. "Tuổi nghỉ hưu tăng thì BHXH sẽ được giảm một phần nhưng ngân sách chi cho tiền lương thì có thể tăng gấp đôi vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc nội dung này. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu thì cần tăng theo lộ trình và tăng với từng đối tượng trong xã hội"- Bà Hằng đề xuất.

Sức khỏe kém thì năng suất không đảm bảo

Ông Phan Thanh Hải- Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Meiko Việt Nam cho biết, Công ty TNHH Meiko  Việt Nam đang đẩy mạnh giảm giờ làm, CN làm việc 5 ngày nghỉ một ngày tức là vào khoảng  40 giờ/tuần. Từ khi áp dụng thời giờ làm việc này, NLĐ hết sức phấn khởi, từ đó năng suất lao động tốt lên, chi phí sản xuất giảm đem lại lợi nhuận cho công ty. Từ một doanh nghiệp  ở Thạch Thất, giờ đây công ty đã có mặt ở KCN Thăng Long, sắp tới sẽ phát triển ở KCN Quang Minh. Ông Hải cho rằng, khi NLĐ phải làm việc quá nhiều, sức khỏe kém thì năng suất không thể đảm bảo. Đối với việc tăng giờ làm thêm cũng thế, việc NLĐ làm việc quá nhiều, khi về sẽ chỉ muốn lăn ra ngủ, không quan tâm tới gia đình, con cái, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy từ gia đình. Mà khi gia đình không ổn định thì NLĐ cũng không còn tâm trí làm việc. 

Đặc biệt, theo ông Hải, thời đại công nghiệp 4.0 bắt đầu, chúng ta nên tăng về tri thức, tăng cải tiến thiết bị máy móc, tự động hóa chứ không nên tăng giờ làm thêm để thêm gánh nặng cho NLĐ. Cũng theo ôngHải, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0,  người già không còn chỗ đứng trong doanh nghiệp nhất là lao dộng nữ, đặc biệt một số ngành nghề nặng nhọc độc hại nhất là dệt may, ngoài ra có những vị trí làm việc kéo dài từ ngày này qua ngày sẽ để lại những bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng sức khỏe và năng suất làm việc của NLĐ. Vì vậy, ông Hải đề xuất không tăng tuổi nghỉ hưu, nếu tăng cần có sự phù hợp với từng đối tượng.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch CĐ các KCN-KCX Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình nới rộng khung giờ làm thêm. "Đúng là hiện nay đa số NLĐ mong muốn làm thêm và lựa chọn làm thêm để tăng thêm thu nhập. Nhưng lý do chủ yếu là do đời sống của họ quá vất vả, thiếu thốn. Đa số CN là người ngoại tỉnh, phải thuê nhà trọ, chi phí đủ thứ. Trong một số trường hợp, nhà trọ chật trội, ẩm thấp hoặc nóng bức nên CN cũng muốn đến công ty làm thêm để có thêm thu nhập, có thêm được bữa ăn ca hoặc được ở trong nhà xưởng mát mẻ, thoáng đãng chứ nếu lương tối thiểu và các chế độ đãi ngộ đã đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu thì họ chắc chắn không muốn làm thêm vì làm thêm rất vất vả"- ông Thắng bày tỏ. Ông Thắng nhấn mạnh: "Tôi đề xuất lựa chọn phương án 2, điểm C điều 108 trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi là: Bảo đảm tổng số giờ làm thêm của NLĐ không quá 200 giờ trong một năm. Trong trường hợp do yêu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu và NLĐ đồng ý thì hai bên thỏa thuận làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm".

Bà Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH ToTo Việt Nam cho rằng bản thân cũng như công ty không mong muốn tăng thời gian làm thêm để NLĐ có thể nghỉ ngơi tái tạo sức lao động. Theo bà Hải, thực chất NLĐ muốn tăng thời gian làm thêm giờ để tăng thu nhập, nhưng chủ yếu NLĐ làm thêm là do người sử dụng lao động huy động NLĐ làm thêm để kịp thời gian hoàn thành đúng hạn các đơn đặt hàng. "Tại Công ty TNHH TOTo Việt Nam hiện đang thực hiện giờ làm việc cho NLĐ là 41,7 giờ/tuần. Sự thay đổi này sẽ là động lực cho người sử dụng lao động đưa ra cải tiến về thiết bị công nghệ, vừa giúp tăng năng suất, vừa giảm thời gian lao động cho NLĐ. Từ thực tế này, tôi đề xuất không nới rộng khung giờ làm thêm đối với NLĐ"- Bà Hải nói.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo